Cây thì là được biết đến là một cây gia vị đồng thời cũng là một cây thuốc quý. Thành phần hóa học trong lá và quả của thì là đều có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là limonen, carvon (60%). Những báo cáo trước đây đã cho thấy tinh dầu Thì là chứa một chất chống oxy hóa tự nhiên tuyệt vời và tác nhân kháng khuẩn hiệu quả. L. Roomiani và cộng sự 2013 đã cho thấy tinh dầu thì là thể hiện hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn S. iniae với nồng độ diệt khuẩn tới thiểu là 15,6-500 µg / ml.
Cây thì là (Anethum graveolens). Ảnh: Internet
Với cải xoong cạn cũng có nhiều tác giả đã nhấn mạnh các đặc tính chữa bệnh của cây này, chúng đặc biệt chứa là một chất chống scobut, thanh lọc và chất kích thích. Glucosinolates - hoạt chất có trong cải xoong cạn được biết đến là hoạt chất có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ bằng cách can thiệp vào sự phát triển của tế bào ung thư. Cải xoong cạn được sử dụng để chữa ho, thiếu vitamin C, táo bón, xu hướng nhiễm trùng (hệ miễn dịch kém) và phù nề. Các bộ phận của cải xoong cạn phát triển trên mặt đất được sử dụng để làm thuốc.
Cây cải xoong cạn (Lepidium sativum). Ảnh: Internet
Công dụng của Thì là và cải xoong cạn trên cá
Trong nghiên cứu này chiết xuất từ cây thì là (Anethum graveolens) và cải xoong cạn (Lepidium sativum) được bổ sung vào chế độ ăn uống của cá chép non (Cyprinus carpio). Các thông số hiệu suất tăng trưởng, hoạt động của enzyme tiêu hóa, đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá đối với các bệnh Aeromonas hydrophila và Edwardsiella tarda đã được đánh giá.
Cá chép con được cho ăn 45 ngày với hai liều chiết xuất khác nhau của 2 thảo dược (1 và 2g/kg thức ăn) trong bốn nhóm điều trị: thì là 1g/kg thức ăn (D1) và 2g/kg thức ăn (D2) và cải xoong cạn 1g/kg (G1) và 2g/kg thức ăn cá (G2).
Vào cuối thí nghiệm cá được thử thách với 2 mần bệnh phổ biến là A. hydrophila và E. tarda.
Kết quả cho thấy trọng lượng cá cuối cùng và tốc độ tăng trưởng cao hơn ở nhóm G2 (2g cải xoong) so với nhóm chứng (C) và các nhóm thí nghiệm khác (D1, D2 và G1) (P <0,05).
So với nhóm đối chứng, không có sự khác biệt về tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) trong các nhóm thí nghiệm, ngoại trừ nhóm D1, (P> 0,05). Trong nhóm D1, FCR tăng đáng kể.
Hoạt động của Trypsin giảm đáng kể trong nhóm G2. So với nhóm chứng, hoạt tính amylase cao nhất trong nhóm D2 (P <0,05). Hoạt tính của lysozyme tăng đáng kể vào ngày thứ 15 của nghiên cứu ở nhóm D1 và G2 so với nhóm chứng (P <0,05). Vào ngày thứ 30, hoạt tính lysozyme tăng trong nhóm D2 so với nhóm chứng (P <0,05). Hoạt tính Myeloperoxidase (MPO) được nâng lên trong nhóm G2 vào ngày thứ 15 (P <0,05). Đây là những chỉ tiêu miễn dịch của cá, điều này chứng tỏ bổ sung thì là và cải xoong giúp cải thiện miễn dịch cho cá chép.
Hoạt tính MPO cao nhất được quan sát thấy ở nhóm D1 (P <0,05) vào ngày thứ 30 của nghiên cứu. Vào ngày thứ 45, hoạt động MPO trong tất cả các nhóm thực nghiệm (P <0,05) cao hơn so với nhóm chứng. Tại bất kỳ thời điểm lấy mẫu nào của nghiên cứu, sản xuất anion superoxide được nâng lên trong tất cả các nhóm thử nghiệm so với nhóm thử nghiệm.
Hơn nữa, khi được thử nghiệm với A. hydrophila, tỷ lệ sống của cá chép ở các nhóm G1, G2 và D1 được tăng lên đáng kể, và khi được thử nghiệm với E. tarda, cá chép thông thường ở nhóm G2 và D1 cũng tăng lên.
Các kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng cải xoong cạn được bổ sung với liều 2g/kg thức ăn cá có tác dụng kích thích miễn dịch và tăng tốc độ tăng trưởng của cá chép. Báo cáo này cung cấp thêm bằng chứng về tác dụng của cây thì là và cải xoong cạn đối với miễn dịch và sinh trường của cá. Đây là 2 thảo dược phổ biến ở Việt Nam do đó có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
Nhóm nghiên cứu: Soner Bilen, Oğuz Özkan, Kerem Alagöz, Keriman YürütenÖzdemir. Xem tiếng anh trên https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2018.06.037