Công nghệ năng lượng mặt trời sản xuất nước mắm thu tiền tỷ

Trên khu đất rộng 6.000 m2 nằm dọc tuyến đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê – Vũng Áng (ở thôn Xuân Phú, xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh), HTX Phú Khương đang từng bước mở rộng quy mô ứng dụng dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất.

Công nghệ năng lượng mặt trời sản xuất nước mắm thu tiền tỷ
Nhờ ứng dụng công nghệ mới nên chất lượng sản phẩm ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Từ năm 2017 đến nay, HTX Phú Khương đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng 30 bệ nước mắm bằng tấm năng lượng mặt trời tự đảo. Nhờ ứng dụng công nghệ này, HTX đã nâng cao được chất lượng sản phẩm.


Năm 2017, HTX đầu tư 30 bệ sản xuất nước mắm bằng công nghệ năng lượng mặt trời. Sản xuất bằng công nghệ mới không phải mở nắp thùng ủ nên nước mắm không bị bay hơi mà giữ nguyên độ đạm

Chị Nguyễn Thị Phương – thành viên HTX cho biết: “Quy trình sản xuất nước mắm bằng công nghệ năng lượng mặt trời về cơ bản vẫn giống như quy trình làm nước mắm truyền thống. Khác là ở chỗ quá trình đảo, rang phơi được thực hiện bằng nguồn nhiệt thu được từ các tấm pin năng lượng mặt trời. Nhờ vậy, quá trình sản xuất rút ngắn được một nửa thời gian. Bên cạnh đó, với tấm thu năng lượng mặt trời, công đoạn sản xuất sẽ được bỏ qua việc mở nắp thùng ủ nên không bay hơi, chất lượng nước mắm vì vậy sẽ ngon hơn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn”.

Dù sản xuất theo công nghệ mới, HTX vẫn giữ được bí quyết riêng để đảm bảo thương hiệu nước mắm Phú Khương. Theo đó, HTX tuân thủ nghiêm ngặt quá trình tuyển chọn nguyên liệu đầu vào, bao gồm: Cá phải là loại tươi ngon, muối được cất trữ trên 2 năm. Để tăng thêm vị thơm ngon, bí quyết của HTX là sử dụng thính gạo rang vàng.

“Theo khoa học thì không cần sử dụng thính gạo nhưng với người sản xuất nước mắm lâu đời ở Kỳ Xuân thì thính gạo là nguyên liệu đặc biệt không thể thiếu. Đây cũng là nét riêng biệt làm nên vị thơm ngon đặc trưng, khiến nước mắm Phú Khương khác các loại nước mắm khác trên thị trường” – Giám đốc HTX Lê Thị Khương chia sẻ.


Nước mắm Phú Khương đã xây dựng được thương hiệu với nhãn mác để người tiêu dùng nhận diện

Từ năm 2017, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học & công nghệ, nước mắm Phú Khương đã xây dựng được thương hiệu, nhãn mác để người tiêu dùng nhận diện. Từ đây, việc tìm kiếm thị trường của HTX rẽ sang một trang mới. Không chỉ cung cấp cho các tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, nước mắm Phú Khương còn “theo chân” các hội chợ để quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường.


Nước mắm Phú Khương được lựa chọn là sản phẩm OCOP của tỉnh

Tin vui đến với các xã viên HTX khi mới đây, trong cuộc bình chọn các sản phẩm chủ lực của Hà Tĩnh để xây dựng đề án OCOP – mỗi xã phường một sản phẩm, nước mắm Phú Khương đã lọt top đầu danh sách. Là sản phẩm OCOP, nước mắm Phú Khương sẽ được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí trong xây dựng thương hiệu, mã vạch, nhãn mác, vỏ chai…

Mở rộng sản xuất và phát triển thị trường, HTX Phú Khương ngày càng xây dựng được thế đứng vững chắc, tạo việc làm thường xuyên cho 13 lao động với mức thu nhập từ 5 – 6 triệu đồng/tháng. Từ quy mô Tổ hợp tác (năm 2012) sản xuất 20 tấn cá/năm, đơn vị đã chuyển đổi thành mô hình HTX (năm 2015) sản xuất gần 200 tấn cá/năm.

Riêng năm 2017, HTX sản xuất 20.000 lít nước mắm. Cùng với sản phẩm khô tiêu thụ, doanh thu năm 2017 của HTX ước đạt 6 tỷ đồng. Trừ chi phí, HTX thu lợi nhuận gần 2 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2018, HTX thu mua gần 300 tấn cá cơm, cá trích các loại. Dự kiến cuối tháng 10 (âm lịch), các bệ ủ nước mắm này sẽ cho thu hoạch.


HTX nhập về máy móc kho đông lạnh để chuẩn bị lắp đặt.

Với sự phát triển lớn mạnh như hiện nay, HTX Phú Khương đang nhập về máy móc để xây dựng kho đông lạnh. Bên cạnh đó, HTX dự định sẽ đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng để mở rộng thêm 30 bệ ủ nước mắm bằng công nghệ năng lượng mặt trời. Mục tiêu của HTX Phú Khương là trở thành đầu mối đưa nghề sản xuất nước mắm truyền thống của vùng ngày càng phát triển, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 23/10/2018
Phan Trâm – Thúy Ngọc
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 06:06 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 06:06 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 06:06 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 06:06 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 06:06 29/01/2025
Some text some message..