COVID-19 đối với sinh thái thủy vực: Hồi sinh và rào cản!

Giãn cách xã hội giúp hồi sinh chất lượng nước và không khí, đó cũng là một luồng gió mới đầy trong lành và mát mẻ cho các sinh vật biển. Nhưng, cũng mang đến rào cản đối với các dự án nghiên cứu và bảo tồn quan trọng.

Bảo tồn rùa biển
Bảo tồn rùa biển là một trong những hoạt động bảo tồn bị ảnh hưởng lớn bởi COVID-19

COVID-19 góp phần thúc đẩy quá trình tái tạo sinh thái thủy vực toàn cầu

Điều này đã được chứng minh trong các hệ sinh thái lớn, như sông Hằng, ở một số lưu vực, nước của dòng sông này, lần đầu tiên đã có thể uống được sau hai thập kỷ.

Các đại dương đã được khoảng thời gian “thư giản” và “yên tĩnh” hơn, cũng đã dẫn đến sự hồi sinh kỳ diệu của hơn 2.000 cá thể cá heo ngoài khơi Fujairah ở UAE, hơn 350 cá thể cá nhà táng (Physeter macrocephalus) ngoài khơi Sri Lanka, các nhà khoa học cũng đã xác nhận rằng loài bò biển Dugong đang bị đe dọa được nhìn thấy nhiều hơn ở bờ biển Thái Lan.


Hơn 350 cá thể cá nhà táng (Physeter macrocephalus) ngoài khơi Sri Lanka xuất hiện lại khi con người tạm thời vắng bóng.

Đánh giá từ các báo cáo khoa học gần đây, được Fishbase đưa tin cho thấy, corona đã góp phần hồi sinh trữ lượng cá thương mại ở các đại dương trên thế giới. Thời gian giãn cách xã hội, kéo theo nhu cầu sụt giảm nguồn cung thủy sản, nhiều vùng biển đánh bắt trên toàn cầu vắng bóng các tàu khai thác. Ở Croatia, số lượng thuyền cá neo đậu tại cảng ngày càng nhiều, trong khi có tới gần 80% cá thịt trắng của nước này vẫn chưa bán được. Tại Pháp, các quy tắc an toàn xã hội được thiết lập để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, cùng với nhu cầu thực phẩm giảm vì thất nghiệp và sự đóng cửa của nhà hàng, đã buộc các đội tàu phải tạm thời dừng đánh bắt. Dữ liệu quan sát được từ vệ tinh cũng cho thấy, các hoạt động đánh bắt và khai thác thủy sản tại nhiều vùng biển ở Trung Quốc và Tây Phi đã giảm tới 80%.

Trong vài thập kỷ qua, khai thác quá mức được xem là “một xu hướng toàn cầu” làm giảm lượng cá đại dương xuống mức thấp kỷ lục. Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Science đã xác định rằng biến đổi khí hậu đang làm giảm số lượng cá ở một số khu vực xuống 35% và giảm 4% sản lượng đánh bắt toàn cầu. Trong khi đó, đánh bắt quá mức đã làm giảm trữ lượng của các loài cá thương mại có nhu cầu tiêu thụ lớn như cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương và cá kiếm Địa Trung Hải xuống khoảng 90% so với trước đây. Theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), hàng năm các đội tàu đánh cá lại có xu hướng trụ lại lâu hơn tại các ngư trường và quay về cảng với sản lượng cá ít hơn trước, trong khi mức tiêu thụ tăng lên hàng năm.

Sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 đã buộc cả thế giới phải “dừng lại một cách tương đối”. Sinh thái toàn cầu và các thủy vực lớn đã có cơ hội hồi sinh cũng như tái tạo lại chính mình. Tác động của con người bị ức chế, càng làm rõ những ảnh hưởng tiêu cực mà nhân loại đang hằng ngày đè nặng lên hệ sinh thái tự nhiên.


Những tổ rùa biển (loài Dermochelys coriacea) được tìm thấy ngày càng nhiều ở bờ biển Thái Lan.

Logic là việc đóng cửa các bãi biển du lịch do đại dịch Covid sẽ là điều kiện rất tốt cho những sinh vật biển “hồi sinh”, bởi không còn các tác nhân gây xáo trộn đến đời sống của chúng. Trường hợp tại một bãi biển ở Thái Lan, nơi có hơn 11 tổ rùa biển (loài Dermochelys coriacea) đã được tìm thấy kể từ tháng 11 năm ngoái, và đây được xem là kỷ lục cao nhất về số lượng tổ rùa biển được tìm thấy trong hai thập kỷ qua.

Thiên nhiên trở nên bình thản hơn khi COVID-19 xuất hiện!

Con dao hai lưỡi

Mặt khác, đại dịch COVID-19 được xem là rào cản của các dự án nghiên cứu và bảo tồn quan trọng trên thế giới. Dự án phục hồi Đảo rùa (TIRN), hằng năm có hơn 300 tình nguyện viên tham gia theo dõi và bảo tồn các loài rùa biển ở Texas, dọc theo hàng trăm kilomet đường bờ biển ở bang này. Tuy nhiên, với sự “khởi đầu” của COVID-19, năm nay chỉ có hai nhân viên toàn thời gian được tuyển chọn để tuần tra các bãi biển mỗi tuần một lần. Điều này đặt ra một mối đe dọa lớn đối với các loài rùa biển đặc biển nguy cấp, cũng như gây khó khăn trong việc chuyển trứng của chúng đến cơ sở ấp trứng. COVID-19 góp phần tạo cơ hội cho những kẻ săn trộm dễ dàng đánh cắp trứng rùa để kiếm thu nhập. Đóng cửa bãi biển cũng đồng nghĩa chấp nhận các phản ứng chậm hơn trước những mối đe dọa mà loài rùa đang phải đối mặt.

Tuy nhìn nhận rằng, COVID-19 đã góp phần rất lớn trong việc hồi sinh các đại dương và thủy vực, nhưng nó hàu không có lợi đối với sinh kế của các làng nghề đánh bắt, cũng như thương mại thủy sản toàn cầu. Sản lượng tiêu thụ sụt giảm, kéo theo phần lớn các tàu thuyền phải bỏ trống khoang chứa trong suốt nhiều tháng liền. Nhiều người ngư dân có ý định sẽ chuyển đổi công việc khác để tránh lệ thuộc và biển, song vẫn không thể do tác động của COVID-19 còn quá lớn, và các lệnh giãn cách xã hội.


Ngư dân nhiều nơi trên thế giới, vẫn đang trông chờ một luồng gió mới trong đại dịch COVID 19. Có lẽ thuyền đã nhớ biển và họ đang dần nhớ mùi tôm cá

Nền kinh tế thương mại thủy sản toàn cầu cũng được một cú “knock out” do nhiều đơn hàng đã bị hủy, cũng như kho chứa nguyên liệu đã đầy ấp vì hàng hóa chưa bán được. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản giảm bởi tác động của suy giảm kinh tế kéo theo nhiều nhà hàng kinh doanh và các cơ sở sản xuất thủy sản buộc phải nghỉ dài hạn.

Hơn khi nào hết, nhân loại vẫn đang chờ những khởi sắc mới trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, và cũng không thể phủ nhận rằng, các tác động đối với sinh thái của COVID-19 là cực kỳ tích cực. Kết quả đó có lẽ nhiều nước đã và đang thực hiện từ nhiều thập kỷ qua mà chưa thể đạt được. Đây cũng chính là cơ hội để chúng ta nhìn lại công tác bảo tồn, quản lý nghề cá cũng như nguồn lợi thủy sản toàn cầu trước đây đã thật sự hiệu quả chưa, và những cải tiến thiết thực hơn cho tương lai sắp tới!

Đăng ngày 25/08/2020
Mạnh Kha @manh-kha
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Các tỉnh ven biển chủ động phòng tránh thiên tai sạt lở

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu.

Ven biển
• 10:51 15/04/2025

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Quản lý tài nguyên nước thông minh phát triển thủy sản

Mới đây, lãnh đạo Bộ NN&MT làm việc với Viện Khoa học Tài nguyên Nước về khoa học công nghệ và lĩnh vực liên quan đến phát triển thủy sản trên sông, hồ chứa đã đề cập vấn đề quản lý tài nguyên nước thông minh. Đây là vấn đề thời sự đang được nỗ lực thực hiện ở một số địa phương.

Lồng bè
• 01:55 30/04/2025

Cá nóc ăn snack sò: Cư dân mạng rén nhẹ vì răng “thỏ” mà cắn vỡ cả vỏ!

Một đoạn video ghi lại cảnh một chú cá nóc cảnh thưởng thức món snack sò đã bất ngờ thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Không chỉ vì sự đáng yêu của chú cá, mà chính là khả năng "nghiền nát" vỏ sò cứng cáp bằng đôi răng thỏ tưởng chừng vô hại của mình – điều khiến người xem vừa bất ngờ vừa… có phần "rén".

Cá nóc
• 01:55 30/04/2025

Chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng

Ngày 26/4, tại xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng cho 30 hộ nông dân trên địa bàn xã.

Nông dân
• 01:55 30/04/2025

Cá rô phi Việt Nam bức phá tại thị trường Mỹ

Trong ba tháng đầu năm 2025, cá rô phi Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo thông tin từ các nguồn xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá rô phi sang Mỹ đã đạt gần 14 triệu USD, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 131% so với cùng kỳ năm 2024.

Cá rô phi
• 01:55 30/04/2025

Giá thủy sản đồng loạt tăng mạnh trước Đại lễ 30/4 - 1/5

Đại lễ 30/4 - 1/5 là dịp đặc biệt, không chỉ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn là thời điểm tôn vinh sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu non sông liền một dải. Cùng với không khí lễ hội, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tăng mạnh, đẩy giá các mặt hàng này lên cao trong những ngày gần lễ.

Hải sản
• 01:55 30/04/2025
Some text some message..