CPTPP đang gây sức ép lên Mỹ

Nhiều người có suy nghĩ, TPP không có Mỹ sẽ sụp đổ nhưng không, các nước vẫn quyết tâm có một hiệp định để cổ súy cho tự do thương mại và vì thế CPTPP ra đời và chính điều này ít nhiều gây sức ép lên Mỹ.

CPTPP đang gây sức ép lên Mỹ
Công nhân làm việc tại một nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL.

Sức nóng lên người Mỹ

Ngay sau khi 11 nước thành viên trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương gặp nhau ở Chile để ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là CPTPP, tên mới của TPP 11 khi không còn Mỹ, bà Deborah Elms, Giám đốc điều hành tổ chức Asian Trade Center ở Singapore nhận xét rằng, trước đây, người Mỹ rời bỏ TPP với giả định không có họ, hiệp định sẽ sụp đổ. Nhưng không, hiệp định tồn tại mà không có họ, chẳng những khiến họ phải ngạc nhiên, mà còn gây sức ép lên chính họ.

“CPTPP có thể chưa mang lại những mối lợi kinh tế lập tức cho các nước thành viên, nhưng đó là dấu hiệu cho thấy các nước châu Á và Mỹ Latin muốn tự do thương mại thế nào và muốn nói ‘không’ với chính sách ‘nước Mỹ là trên hết’ của ông Trump đến thế nào” bà nói.

Bằng chứng, Nhật Bản, nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới đã trở thành đầu tàu để biến TPP11 thành CPTPP. Tuy vậy, các thành viên vẫn bỏ ngỏ cơ hội cho Mỹ quay lại cuộc chơi vào một ngày nào đó.

Về phần mình, để không làm thất vọng các đồng minh, và cũng như không đóng lại cánh cửa sau cùng của mình, người Mỹ bóng gió sẽ quay trở lại cuộc chơi. Vì thế, vào tháng 1-2018, ông Trump nói úp mở là có trở lại hiệp định nếu có những thỏa thuận tốt hơn. Còn Quốc hội Mỹ bắt đầu gây sức ép lên Trump phải xem xét lại cách tiếp cận trong thương mại.

CPTPP khác gì TPP?

Không có Mỹ, các nước gỡ bỏ 20 điều khoản khỏi CPTPP mà trước đó Mỹ đã gây sức ép và đạt được với họ, trong đó quan trọng nhất là sở hữu trí tuệ, yêu cầu dữ liệu về các loại dược phẩm thế hệ mới cần phải được bảo vệ 8 năm, và kéo dài sở hữu bản quyền sáng tác đến 70 năm sau khi tác giả qua đời.

Dù các điều khoản của CPTPP không khắc nghiệt như TPP nhưng các nước cũng đạt được những thỏa thuận đảm bảo sự tự do trong thương mại điện tử, bao gồm ba nguyên tắc cơ bản như tự do luân chuyển thông tin xuyên biên giới, cấm các nước đòi hỏi công ty nước ngoài phải đặt máy chủ trong lãnh thổ của mình, cấm các nước yêu cầu các công ty tiết lộ mã nguồn phần mềm.

Nhiều nhà bình luận kinh tế nhận định, trong khi ông Trump quyết tâm bảo vệ các ngành công nghiệp lỗi thời ở thế kỷ 20 như thép, nhôm, than đá thì CPTPP đã đi những bước tiến bộ như đảm bảo sự tự do trong thương mại điện tử, những nguyên tắc nêu trên sẽ giúp các nước CPTPP phát triển nhanh trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, thương mại điện tử, thông minh nhân tạo…

Trong số các nước tham gia ban đầu vào TPP, Việt Nam được xem như là nước thắng lớn nhất, ví dụ như ngành dệt may được cho là sẽ tăng 30% sản lượng xuất khẩu nhờ đường vào thị trường Mỹ rộng mở.

Việt Nam chỉ thắng chứ không thắng lớn

Với CPTPP, Việt Nam không còn được xem là thắng lớn nữa, mà chỉ ở một mức độ nhất định. Với ngành thủy sản Việt Nam, tác động lớn nhất của CPTPP, có lẽ là ở khâu cải thiện chất lượng. Bán được thủy sản vào thị trường khó tính nhất là Nhật Bản sẽ thuyết phục được các thị trường khác.

Tờ Nikkei Asian Review nhận xét, tưởng chừng như sự gần sụp đổ của TPP tác động mạnh đến Việt Nam, vốn đang rất muốn nâng sản lượng xuất khẩu quần áo, giày dép, nông sản và thủy sản vào Mỹ, cũng như vào Canada, Mexico và các nước khác trong vành đai Thái Bình Dương.

Nhưng cuối cùng hiệp định vẫn đứng vững, Việt Nam ở một khía cạnh nào đó dù kỳ vọng sẽ thắng lớn trong sân chơi này không còn nhưng vẫn có phần thắng cho quốc gia Đông Nam Á này.

TBKTSG
Đăng ngày 16/03/2018
Thái Hà
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 11:03 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 11:03 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 16/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 11:03 16/04/2024