Cua sinh thái lên ngôi

Hợp tác xã Đại Hiệp, ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển chuyên nuôi cua sinh thái, khoảng 100 ha với 12 thành viên. Trong năm qua, các thành viên hợp tác xã (HTX) ứng dụng hiệu quả kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng cua thương phẩm đạt cao, mỗi thành viên thu nhập từ 150-200 triệu đồng.

Cua sinh thái lên ngôi
Ông Đào Văn Tươi, thành viên HTX thu hoạch cua sinh thái.

Giám đốc HTX Đại Hiệp Nguyễn Văn Hùng chia sẻ, HTX thành lập năm 2012, chuyên về nuôi tôm, cua. Những năm gần đây HTX chọn con cua làm đối tượng chủ lực phát triển kinh tế. Bởi nuôi cua vốn đầu tư thấp, khả năng hoàn vốn nhanh, lãi cao, lại ít bị rủi ro so với con tôm.

Sau 4 tháng thả nuôi, cua bắt đầu cho thu hoạch; cứ thả giống nối vụ là cua thương phẩm có thu hoạch quanh năm. Năm 2017, HTX thu hoạch gần 7,5 tấn cua thương phẩm, các xã viên rất phấn khởi có một cái Tết sung túc hơn mọi năm.

Ông Tăng Kim Ngân, thành viên HTX Đại Hiệp, hồ hởi: “Với 3 ha mặt nước, gia đình tôi thả nuôi cua thương phẩm mang lại thu nhập trên 150 triệu đồng/năm”.

Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và chăm sóc tốt nên cua lớn nhanh, đạt đầu con. Theo ước tính của những thành viên HTX Đại Hiệp, cua giống mua giá khoảng 750 đồng/con, sau 4 tháng thả nuôi cua đạt trọng lượng từ 300-350 g. Với giá bán từ 350.000- 500.000 đồng/kg đối với cua gạch son, người nuôi có lãi 1 con trên 100.000 đồng.

Ông Lê Văn Mần, thành viên HTX, chia sẻ, để cua lớn nhanh, đạt đầu con, trong quá trình nuôi cần bổ sung lượng cá làm thức ăn cho cua. Trước khi thả giống, cần cải tạo môi trường nước, trồng rừng tạo môi trường sinh thái để cua tăng trưởng, phát triển. Năm qua, gia đình ông thả nuôi mật độ 3 con/m2, thu nhập từ cua thương phẩm gần 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Hùng thống kê: “HTX có 12 xã viên, hiện 1 xã viên mua được xe tải đông lạnh, 5 người cất nhà cửa khang trang... Kinh tế ổn định nên con em trong HTX ăn học đến nơi, đến chốn và có việc làm ổn định”.

Về chất lượng cua nuôi sinh thái, HTX Đại Hiệp luôn đi đầu. Cua đảm bảo thịt chắc, thơm, ngon. Đặc biệt, cua thương phẩm ở đây không trói dây tẩm bột, cát, bùn để tăng trọng lượng khi bán. Vì lẽ đó, nhiều thương lái đã chọn mua cua của HTX với giá cao hơn so với thị trường từ 15.000-20.000 đồng/kg.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, để thu hút nhiều thành viên tham gia vào HTX, thời gian tới, HTX sẽ liên kết với các doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh cung ứng cua thương phẩm. Đồng thời, HTX sẽ trình cấp thẩm quyền chứng nhận nhãn hiệu độc quyền cho cua thương phẩm HTX Đại Hiệp nhằm tăng tính cạnh tranh, bảo vệ chất lượng sản phẩm.

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển Trần Minh Hoàng thông tin: “Toàn huyện có 13 HTX nuôi trồng thuỷ sản. Năm qua, hoạt động của HTX Đại Hiệp nuôi cua sinh thái rất hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục định hướng để Nhân dân liên kết sản xuất, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm đối với mặt hàng chủ lực của tỉnh".

Báo Cà Mau
Đăng ngày 05/02/2018
Chí Hiếu
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Cá bè trên sông Đồng Nai chết hàng loạt sau mưa lớn: Người nuôi cá thiệt hại nặng nề

Ngày 29-5, tại khu vực phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đã báo cáo hiện tượng cá chết hàng loạt sau trận mưa lớn vào ngày 28-5. Ước tính ban đầu, khoảng 6 tấn cá các loại như rô phi, chép, trê, lăng, mè hỏi và trắm đã bị chết, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.

Cá chết
• 09:00 01/06/2025

Đa dạng sinh học biển và vai trò trong khai thác thủy sản bền vững

Đa dạng sinh học biển là sự phong phú và đa dạng của các loài sinh vật sống trong môi trường biển, bao gồm các loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các hệ sinh thái biển như rạn san hô, cỏ biển, và rừng ngập mặn. Đây là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển mà còn đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Đa dạng sinh học biển không chỉ cung cấp nguồn lợi thủy sản mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và sức khỏe của các hệ sinh thái biển.

Đa dạng sinh học biển
• 11:12 30/05/2025

Cá chết hàng loạt: Nguyên nhân và giải pháp cho người nuôi

Những ngày đầu tháng 5/2025, người dân TP.HCM không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng cá chết trắng mặt nước trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa, đặc biệt đối với người nuôi trồng thủy sản.

Cá chết
• 09:55 12/05/2025

Vai trò của khu bảo tồn biển trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khu bảo tồn biển (Marine Protected Area – MPA) là vùng không gian biển được quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Tùy theo mức độ bảo vệ, có thể cấm hoặc hạn chế các hoạt động như khai thác thủy sản, du lịch, vận tải biển để đảm bảo duy trì hoặc phục hồi sự đa dạng sinh học.

San hô biển
• 10:03 05/05/2025

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 06:22 22/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 06:22 22/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 06:22 22/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 06:22 22/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 06:22 22/06/2025
Some text some message..