Cục Kiểm ngư triển khai tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế

Từ ngày 25/5/2016 – 6/6/2016, Cục Kiểm ngư đã triển khai thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 301/QĐ-TCTS-KN ngày 19/5/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản.

thanh tra ngu truong

Mục tiêu của đợt tuần tra nhằm tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế; nắm bắt tình hình tàu cá của ngư dân hoạt động trên vùng biển bị ô nhiễm và vùng biển không chịu ảnh hưởng. Tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản, duy trì sự ổn định hoạt động nghề cá trên các vùng biển góp phần tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Đồng thời tuyên truyền với ngư dân khai thác thủy hải sản nhận thức đúng về pháp luật thủy sản, hiện tượng cá chết và sự ảnh hưởng của sản phẩm đến sức khỏe con người, hướng dẫn ngư dân khai thác thủy sản đúng pháp luật, hỗ trợ ngư dân, làm chỗ dựa cho ngư dân trong quá trình sản xuất trên biển.

Theo báo cáo của Cục Kiểm ngư, hiện nay tàu thuyền của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đa số là các tàu cá cỡ nhỏ hoạt động ven bờ, công suất dưới 20cv chiếm gần 80% (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) nằm chủ yếu ở vùng bãi ngang, khai thác ven bờ hiệu quả sản xuất không cao; số lượng lớn ngư dân khai thác hải sản ven bờ, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa thấp, nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Bên cạnh đó, tình hình khai thác thủy sản trái phép, không theo quy định của ngư dân ta ngày càng gia tăng. Tình trạng tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam, đánh bắt trộm thuỷ sản trong khu vực Vịnh Bắc Bộ diễn ra thường xuyên, liên tục, ngày càng nhiều.

Hiện tượng cá chết bất thường thời gian vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, nhất là ngư dân vùng ven biển, các sản phẩm đánh bắt hải sản ven bờ lẫn xa bờ đều khó tiêu thụ, gây thiệt hại về kinh tế, môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn các tỉnh. Hơn một tháng qua, các tàu cá ở vùng bãi ngang và tàu khai thác ven bờ của các tỉnh gần như nằm bờ hoàn toàn, gây tâm lý hoang mang và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của ngư dân và người tiêu dùng.

kiem ngu lam viec

Qua đợt tuần tra, kiểm tra trên các vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, Cục Kiểm ngư cho biết, đa số ngư dân nhận thức và thực hiện tốt quy định đánh bắt hải sản cách bờ từ 20 hải lý trở ra, đã chủ động khai báo ngư trường đánh bắt để được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm khai thác ở các vùng biển và yên tâm hơn khi sản phẩm đánh bắt đã tiêu thụ được nhất là các loại cá nổi như: cá nục, cá thu, cá ngừ, mực. Tuy nhiên, một số ngư dân còn chưa hiểu rõ quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, còn có hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản (Quảng Bình).

Kết hợp với việc tuần tra, kiểm soát hoạt động nghề cá, Cục Kiểm ngư đã tuyên truyền về hiện tượng cá chết và sự ảnh hưởng của sản phẩm đến sức khỏe con người. Hiện tại, trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình không còn hiện tượng cá chết bất thường, ngư dân đã nhận được gạo, tiền hỗ trợ theo mức quy định của Chính phủ. Cục cũng đã phát hơn 200 tờ rơi và sổ tay cho ngư dân, thực hiện tuyên truyền cho nhiều lượt tàu cá của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi về các quy định khi tham gia khai thác thủy sản trên biển; giới thiệu về hình ảnh lực lượng Kiểm ngư và trang phục, tàu kiểm ngư. Đồng thời kiểm tra, nhắc nhở ngư dân trang bị đầy đủ thiết bị an toàn hàng hải trước khi đi khai thác như: Phao cứu sinh, các trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị thông tin liên lạc; đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động khai thác thủy sản trên biển.

Fistenet, 13/06/2016
Đăng ngày 14/06/2016
Hà Kiều
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 17:56 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:56 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 17:56 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 17:56 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 17:56 04/12/2024
Some text some message..