Cuộc chạy đua tạo ra “siêu tôm” của tương lai

Để giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số toàn cầu đang cần một nguồn protein bền vững. Các nhà khoa học Úc đang chạy đua để chọn tạo loài tôm lớn hơn, khỏe hơn hay còn gọi là 'siêu tôm'.

Cuộc chạy đua tạo ra “siêu tôm” của tương lai
Các nhà khoa học đang chạy đua để tạo ra siêu tôm sú - ảnh: jcu.edu.au

Hãy tưởng tượng một con tôm có thể phát triển nhanh gấp hai lần tôm nuôi hiện tại, và lớn gấp vài lần. Nó tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng bởi vì nó chứa hàm lượng omega 3 cao hơn, và "siêu tôm" còn khả năng kháng bệnh do đó thúc đẩy nuôi trồng bền vững. Bạn có thể ăn những con tôm này vào bữa trưa Giáng sinh chỉ trong 5 năm nữa. Bởi nông dân Úc đang sản xuất các thế hệ tôm đầu tiên được chọn lọc - đây là một trong những động thái được thiết lập để cách mạng hóa ngành thủy sản toàn cầu.

“Siêu tôm” có đặc điểm lớn hơn, mạnh hơn và hiệu quả hơn tôm nuôi hiện tại, điều này hứa hẹn sẽ cải thiện nguồn protein bền vững cho tương lai.

Ngành chăn nuôi và trồng trọt đã được hưởng lợi từ hàng ngàn năm chọn lọc giống, sau nhiều thập kỷ của công nghệ cải tiến di truyền, tuy nhiên với ngành nuôi trồng thủy sản việc ứng dụng di truyền và chọn giống còn ít.

Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu ARC đang nghiên cứu phát triển nguồn giống siêu tôm sú. Họ đang tăng cường quá trình nhân giống tôm sú Úc - loài tôm chính được nuôi ở Úc - để bắt chước những gì đang diễn ra của ngành chăn nuôi trong hàng nghìn năm qua.

“Nếu bạn muốn tổng kết dự án của chúng tôi, đó là trong năm năm tới, chúng tôi đang hướng tới việc lấy kiến thức di truyền về tôm sú, và làm cho nó tương đương với mức độ được thấy trong chăn nuôi. Điều này liên quan đến việc khai thác tiềm năng của tôm bằng cách chọn lọc giống tôm và các thông tin ẩn trong bộ gen của nó.” Giáo sư Dean Jerry tại Đại học James Cook (JCU) cho biết.


Cuộc đua đang phát triển “siêu tôm”. Hình ảnh: Bethany Keats/jcu.edu.au

Giáo sư Jerry và nhóm của ông đang sử dụng một số nền tảng sắp xếp thế hệ tiếp theo để đọc bộ gen - của hàng chục ngàn con tôm nhằm xác định các dấu hiệu di truyền có thể được nhắm đến cho quá trình chọn lọc.

Hiện tại, họ đang sử dụng thông tin di truyền này để tập trung vào những đặc điểm nhất định thông qua chọn lọc sinh sản, chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng, khả năng kháng bệnh, màu sắc của tôm khi nấu chín, mức omega 3 và chất béo cũng như khả năng chịu stress.

Họ cũng đã tổng hợp các bộ gen này thành “transcriptome” toàn diện đầu tiên cho tôm sú Úc. "Chúng tôi đã thu thập thông tin di truyền của hơn 60.000 con tôm, có khả năng cao hơn bất cứ ai khác đã làm trên thế giới", giáo sư Jerry nói. 

"Chúng tôi hiện đang phát triển các thuật toán chọn lọc di truyền và sẽ sinh ra các thế hệ tôm thứ hai. Nếu bạn nhìn vào chọn lọc sinh sản cho tốc độ tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản, chúng tôi đã  giữ tốc độ tăng trung bình 15% cho mỗi thế hệ. Điều này có nghĩa là trong sáu hoặc bảy thế hệ (một thế hệ tôm tương đương một năm), chúng ta có thể tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng của tôm hiện tại, ”Giáo sư Jerry nói.

Giáo sư Jerry cũng cho biết: “ Hiện tại, rất dễ dàng để nuôi tôm sú từ tôm bố mẹ thu thập trực tiếp từ tự nhiên. Tuy nhiên virus hội chứng đốm trắng đã cho chúng ta thấy rằng ngành công nghiệp Úc thực sự dễ bị tổn thương nếu tiếp tục dựa vào tôm bố mẹ hoang dã, thay vì thuần hóa loài và chọn lọc nhân giống cho những đặc điểm quan trọng, bao gồm kháng bệnh.”

Thông tin từ jcu.edu.au/brighter
Đăng ngày 25/10/2018
LỆ THỦY Lược Dịch
Khoa học
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Dự đoán giá tôm thông qua thiết bị máy học

Dự đoán xu hướng giá xuất nhập khẩu tôm Việt Nam bằng thiết bị máy học nghe tưởng chừng như “phi thực tế”.

Tôm thẻ
• 09:00 19/05/2023

Một số giải pháp công nghệ trong quản lý sức khỏe tôm nuôi

Từ những vấn đề về quản lý sức khỏe tôm nuôi và những thành tựu đã đạt được trong công nghệ kỹ thuật số hiện nay, thì việc ứng dụng các công nghệ AI, IoT trong nuôi trồng thủy sản nói chúng và trong quản lý sức khỏe tôm nói riêng là việc cần thiết.

AI
• 11:00 01/05/2023

Nhiệt độ và sự sống của cua biển

Một kết quả được công bố gần đây về sự tương quan giữa nhiệt độ với sự sống sót của cua biển (Scylla paramamosain) bởi nhóm nghiên cứu người Trung Quốc.

Cua biển
• 11:03 24/04/2023

Thiếu phương pháp kiểm tra dư lượng dẫn đến lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm

Việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã dẫn đến thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế cũng như nguy cơ sức khỏe cho người tiêu dùng. Vậy tại sao người nuôi tôm vẫn tiếp tục duy trì thói quen này? Liệu có phải họ thiếu kiến thức kỹ thuật, do vấn đề kinh tế hay xuất phát từ một nguyên nhân nào khác?

Tôm thẻ
• 11:49 20/04/2023

5 loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe

Những loại hải sản nào đặc biệt tốt cho sức khỏe, các chuyên gia đã có chỉ dẫn sau.

Thủy hải sản
• 11:29 04/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 11:29 04/06/2023

4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
• 11:29 04/06/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 11:29 04/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 11:29 04/06/2023