Cuộc xâm lăng của sứa

Giới chuyên gia cảnh báo loài sứa đang dần kiểm soát các đại dương, và có thể đã quá trễ để ngăn chặn chúng.

sứa ở vùng biển
Một số vụ tấn công của sứa trên các vùng biển trong những năm gần đây - Ảnh: Mailonline

Loài nhuyễn thể này có cấu tạo gồm 95% là nước và chẳng hề có não bộ, nhưng một số chuyên gia đang lo ngại điều này vẫn không thể ngăn sứa đang tiến hành công cuộc xâm lăng toàn cầu. Hồi tuần trước, một trong những lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới là Oskarshamn ở Thụy Điển đã hứng cuộc tấn công của sứa. Hàng tấn sứa lèn chặt vào các ống dẫn nước làm mát cho hệ thống tua bin, buộc các nhà điều hành phải tắt lò phản ứng số 3, theo tờ The Guardian. Các nhà sinh học biển lo ngại hiện tượng trên có thể trở nên phổ biến trong thời gian tới.

Các chuyên gia thế giới cảnh báo rằng loài sinh vật thân mềm trên có thể nguy hiểm hơn vẫn tưởng. Sứa tàn phá các đại dương, đe dọa cuộc sống con người và làm tắc nghẽn các cấu trúc lớn ven biển (như các nhà máy điện hạt nhân). Quan trọng hơn, các nhà khoa học cho rằng đã quá trễ để ngăn chặn chúng. Cuộc nghiên cứu do Đại học British Columbia (Canada) vào năm ngoái phát hiện có sự gia tăng sứa đến 62% tại các vùng biển được khảo sát, bao gồm Đông Á, Hắc Hải, Hawaii và Nam Cực. Loài sứa đang lọt vào tầm ngắm của giới chuyên gia, được gọi là “sứa mặt trăng”, khi kết thành bầy có thể tấn công các nhà máy điện.

Trường hợp ở Thụy Điển không phải là lần đầu tiên sứa tấn công lò phản ứng. Vào năm ngoái, Nhà máy điện hạt nhân Diablo Canyon ở Californnia đã buộc phải ngưng hoạt động lò phản ứng thứ hai sau khi sứa làm nghẽn các ống dẫn nước làm mát. Vào năm 2005, lò phản ứng của Oskarshamn cũng buộc phải nghỉ xả hơi tạm thời vì sứa. Tuy nhiên, loài sứa không đột ngột nổi loạn, mà bắt nguồn từ hoạt động của con người trên các đại dương, theo phân tích của các chuyên gia. Cho đến nay, các hệ sinh thái phức tạp chính là rào cản ngăn chặn sự bùng nổ của sứa. Nhưng sự can thiệp của con người vào các đại dương đã tạo đà phóng cho sự tăng trưởng và khiến dân số sứa bùng nổ đến ngưỡng đe dọa. Rác thải như túi nhựa có thể giết chết những kẻ thù tự nhiên của sứa, như rùa biển. Sứa cũng dùng rác công nghệ để mở rộng hang ổ của chúng. Còn hành động đánh bắt quá mức loài cá trồng, vốn cạnh tranh nguồn thực phẩm với sứa, cũng góp phần làm bành trướng các đàn sứa ở Nam Phi.

Trong cuốn sách Vòi đốt! Sứa và tương lai của các đại dương, tác giả Lisa-ann Gershwin của Đại học Chicago (Mỹ) đã mô tả mối nguy hiểm của loài sứa và cách thức chúng bùng nổ trong điều kiện các hệ sinh thái khác nhau. Phần lớn sự thành công của loài này nằm ở chu kỳ sống của chúng. “Lưỡng tính. Vô tính. Thụ tinh bên ngoài. Sự thụ tinh. Ve vãn và giao phối. Sinh sản phân đôi. Hợp nhất. Ăn thịt đồng loại”, theo Gershwin, đó là những chiêu đang được sứa áp dụng để đẩy mạnh dân số cộng đồng trên các vùng biển. Một loài sứa như Mnemiopsis có thể đẻ trứng lúc 13 ngày tuổi mà không cần phải “đụng chạm” với đối tác. Nó nhanh chóng đẻ được đến 10.000 trứng/ngày, ăn lượng thức ăn gấp 10 lần trọng lượng cơ thể, và mỗi ngày cứ phình to gấp đôi. Một loài sứa khác, sứa “xác sống”, dường như có khả năng bất tử. Khi các phân tử của nó tan rã, tế bào thoát ra và hình thành một con sứa hoàn toàn mới. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong 5 ngày.

Chuyên gia Gershwin ước tính tổn thất có thể là vĩnh viễn: “Tôi cho rằng mình đã đánh giá quá thấp tình trạng nghiêm trọng của hành động hủy hoại đại dương và cư dân của nó mà con người gây ra”. Và kết luận rằng có thể đã quá trễ để ngăn chặn cuộc xâm lăng của sứa.

Báo Thanh Niên, 20/10/2013
Đăng ngày 21/10/2013
hạo nhiên
Khoa học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 01:51 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 01:51 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 01:51 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 01:51 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 01:51 26/04/2024