Cửu Long một mai còn có hai mùa?

Giữa tháng 3, nước sông Mêkông cao bất thường. Các đập thủy điện thượng nguồn xả hàng tỉ mét khối nước khiến cho mùa khô vùng châu thổ biến thành mùa nước nổi!

ghe đánh cá
Nước sông Cửu Long nghèo nàn sản vật bất thường. Ảnh: Udo Mittermeier | Pixabay

Thông tin mực nước lấy từ các trạm quan trắc ở Tân Châu và Châu Đốc, là hai trạm đo chính của sông Tiền và sông Hậu, khiến nhiều người lo lắng, còn riêng tôi thì nhớ lại nhiều điều.

Ấy là mùa nước nổi năm 1995, khi tôi và một anh bạn đồng nghiệp làm báo xuôi về miền châu thổ Cửu Long tác nghiệp. Bản tin fax đi từ bưu điện Tân An (Long An) ngày 28-9-1995 có tựa đề: “Vùng trũng Đồng Tháp Mười chìm trong biển nước”. Nhưng đó là mùa của cá tôm vùng vẫy xuôi về từ Biển Hồ (Campuchia). Còn năm nay, vào giữa tháng 3 lại được nghe một ngư dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) tâm sự: “Mùa khô mà nước sông Tiền dâng cao như mùa nước nổi. Nhưng nước tràn về thì trong xanh, không có vị đỏ phù sa của mùa ầm ào nước lũ…”.

Đó là điều rất mực lo lắng, bởi sự bất thường của con nước liên quan đến sinh kế của hàng triệu người. Các chuyên gia cho rằng nếu trong mùa khô, dòng chảy khác đi sẽ thay đổi hệ sinh thái, sinh ra hiện tượng sạt lở, đất đai bạc màu. Cây cối, cá tôm cũng sẽ thay đổi gen di truyền vốn đã được “mã hóa” từ bao đời, phá vỡ quy luật sinh tồn mà tạo hóa đã ban cho muôn loài…

Chợt nhớ trong bài phỏng vấn ngày đó mà tôi còn lưu lại, một vị lãnh đạo tỉnh Long An nói dù lượng nước phân bổ vào mùa lũ chiếm đến 80% lượng nước hàng năm đổ về hai dòng sông lớn: sông Tiền và sông Hậu, nhưng với 20% lượng nước còn lại của mùa khô, nếu biết cách điều tiết thì cũng sẽ như hàng trăm năm qua, vạn vật vẫn cứ thích ứng mà tồn tại!

mùa nước nổi
Nước về Cửu Long trong veo, tôm cá ngày càng cạn kiệt. Ảnh: Quang Praha | Pixabay.

Tôi có những chuyến đi hàng tháng trời cùng mùa lũ đồng bằng châu thổ Cửu Long, “nằm vùng” và suy nghiệm từ thực tế. Còn nhớ lời của một lão nông mưu sinh trên sông nước Đồng Tháp có cái tên chất phác Trần Văn Lến mà tôi còn ghi lại trong quyển nhật ký đồng bằng: “Trời đất đã sinh như vậy. Con nước lũ đồng bằng cho cơm cho cá, mùa nào thức nấy, nếu thay đổi thì sẽ rất khó sống”. Giở nhật ký đọc lại mà tôi còn nhớ như in hơi rượu phả ra từ ông lão bên bến sông chiều muộn.

Hai mươi năm trước, tôi cũng có khá nhiều chuyến đi với các chuyên gia chỉnh trị sông thuộc Viện Khoa học thủy lợi miền Nam do Giáo sư Nguyễn Ân Niên, lúc ấy là viện trưởng, dẫn đầu. Vị Viện trưởng đã đôi lần nói, đại ý chỉnh trị các dòng sông lớn, nhỏ đều phải dựa vào nguyên lý tự nhiên của dòng chảy, vào những khảo sát thực tế và căn cứ theo mùa, nếu không thuận với lẽ tự nhiên thì công việc ắt sẽ thất bại. Ở Tân Châu (An Giang), nơi nổi tiếng với loại lãnh Mỹ A truyền thống, vị giáo sư ấy đã từng cùng các đồng sự miệt mài khảo sát thực địa, nghiên cứu xây bờ kè với mong muốn cứu lấy một thị trấn khá sầm uất trước nguy cơ sạt lở bờ sông Tiền.

Nhưng câu chuyện ấy diễn ra giữa những năm tháng phía thượng nguồn chưa xây nhiều đập thủy điện như bây giờ, lúc dòng Mêkông vẫn đều đặn mỗi năm hai mùa con nước đi qua bao xóm thôn làng mạc, để đưa nước tắm mát phù sa cho đồng ruộng, vườn tược tươi xanh.

Còn bây giờ, mỗi khi nghe hay nghĩ đến câu chuyện thay đổi của một vùng đất nào đó vốn phì nhiêu, trù phú thì lại thấy lo ngại. Cứ thử hình dung nhiều năm sau nữa, nếu vẫn không có kế hoạch điều tiết dòng chảy, miền đồng bằng châu thổ không còn hai mùa như trước thì sẽ ra sao?

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
Đăng ngày 07/04/2022
Ngọc Bình
Môi trường

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 15:26 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 15:26 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 15:26 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 15:26 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 15:26 19/01/2025
Some text some message..