Đã có thể dự báo đỉnh mặn tại Cà Mau

Dự báo đỉnh mặn tại các trạm đo chính của tỉnh Cà Mau bằng mô hình chuỗi thời gian mờ là đề tài nghiên cứu của các tác giả Dương Tôn Đảm, Trường đại học công nghệ thông tin TP.HCM, Võ Văn Tài, Phạm Minh Trực, Trường đại học Cần Thơ và Đặng Kiên Cường, Trường đại học nông lâm TP.HCM.

Đã có thể dự báo đỉnh mặn tại Cà Mau
Bản đồ xâm nhập mặn

Mô hình chuỗi thời gian đề xuất được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn các mô hình đã có. Mô hình này cũng được sử dụng để dự báo đỉnh mặn đến năm 2020 cho mỗi trạm.

Dự báo độ mặn giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế

Cà Mau là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Năm 2016, tình hình hạn mặn ở nước ta nói chung và Cà Mau nói riêng diễn ra rất trầm trọng, là biểu hiện rõ ràng cho sự thay đổi bất lợi của khí hậu.

Tại tỉnh Cà Mau, nền nông nghiệp được phát triển theo hai hướng chính: trồng trọt và nuôi thủy sản. Cũng như một số tỉnh ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển nông nghiệp dựa vào nguồn nước ngọt, hay nguồn nước mặn là bài toán đã và đang đặt ra nhưng chưa có kết luận cuối cùng. Tại hội thảo ở Thành phố Cần Thơ năm 2016, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã có những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Để đề ra được một cơ cấu nông nghiệp hợp lý, hiệu quả phù hợp với địa phương trong điều kiện biến đổi khí hậu phức tạp, phải kết hợp giải quyết nhiều bài toán phức tạp.

Đối với Cà Mau, việc dự báo được độ mặn cũng như mức độ xâm nhập của nó có ý nghĩa quan trọng. Khi có được những dự báo này, mới có cơ sở cho các chiến lược phát triển nông nghiệp hợp lý. Việc lập bản đồ cụ thể các vùng cho trồng trọt hay nuôi thủy sản để mang lại hiệu quả cao nhất cũng dựa trên cơ sở này. Ngoài việc làm cơ sở cho nền nông nghiệp, dự báo liên quan đến độ mặn cũng làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, phát huy được lợi thế của tự nhiên. Theo địa lý, việc xâm nhập mặn của tỉnh Cà Mau chủ yếu qua ba con sông chính đổ ra biển: sông Gành Hào (GH), sông Ông Đốc (OĐ) và sông Cửa Lớn (CL). Khi biết đỉnh mặn tại 3 trạm này, sẽ biết mức độ cũng như sự xâm nhập mặn bên trong các vùng tỉnh Cà Mau.

Theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, so với việc dự báo đỉnh lũ, dự báo về mặn ít được quan tâm hơn. Hằng năm, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Nam Bộ có đưa ra những dự báo ngắn hạn cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng cụ thể cho các trạm đo của tỉnh Cà Mau thì chưa được quan tâm. Do đó, nhóm nghiên cứu quan tâm đến việc dự báo đỉnh mặn tại các trạm đo chính của tỉnh Cà Mau.

Đỉnh mặn có khuynh hướng tăng

Đề tài đã đề xuất mô hình chuỗi thời gian mờ, trong dự báo đỉnh mặn tại 3 trạm đo chính của tỉnh Cà Mau: Gành Hào, Cà Mauvà Sông Đốc. Các tiêu chuẩn thống kê cho thấy mô hình đề nghị có ưu điểm hơn các mô hình chuỗi thời gian không mờ xây dựng từ số liệu gốc và số liệu mờ hóa. Các hình vẽ cho thấy, dữ liệu nội suy từ mô hình này khá sát với dữ liệu thực tế của quá khứ cho thấy tính tương đối hợp lý của mô hình xây dựng.

Sử dụng mô hình đề xuất, nhóm nghiên cứu đã dự báo đỉnh mặn tại 3 trạm đến năm 2020. Các kết quả dự báo cho thấy đỉnh mặn có khuynh hướng tăng trong những năm tiếp theo. Do đặc điểm của dữ liệu, mô hình dự báo xây dựng chưa thực hiện việc kiểm tra, tuy nhiên với những kết quả đã xây dựng mô hình ở trên, họ cho rằng kết quả dự báo là một thông tin đáng quan tâm. Mô hình chuỗi thời gian mờ với ưu điểm nổi bật dựa vào sự liên kết xác suất của dữ liệu, không đòi hỏi nhiều dữ liệu quá khứ, có thể áp dụng trong dự báo cho nhiều vấn đề thực tế khác.

Theo Khoa Học Phổ Thông
Đăng ngày 10/04/2017
N.Hoa
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Hướng dẫn xử lý than tổ ong dùng trong hồ cá cảnh: Tiết kiệm chi phí

Than tổ ong – vật liệu tưởng chừng chỉ dành cho bếp lửa, nay lại trở thành "trợ thủ đắc lực" trong việc lọc nước hồ cá cảnh. Với cấu trúc xốp tự nhiên, than tổ ong tạo điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật có lợi phát triển, giúp duy trì môi trường nước trong lành cho cá. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, việc xử lý than tổ ong đúng cách là điều không thể bỏ qua.

Xi than
• 18:10 19/04/2025

Cảng biển An Thới – Nhịp sống sớm mai đậm đà hơi thở biển Phú Quốc

Khi mặt trời vừa ló rạng nơi đường chân trời, cảng biển An Thới – một trong những cảng nhộn nhịp và đặc trưng nhất của Phú Quốc – đã bắt đầu sôi động. Không cần nhiều dụng cụ, đôi khi chỉ với một tấm lưới nhỏ, người dân nơi đây đã có thể kéo lên những mẻ cá tươi rói, lấp lánh trong nắng sớm như những món quà của biển cả dành cho cư dân đảo.

Cảng biển
• 18:10 19/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 18:10 19/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 18:10 19/04/2025

Cá thủy tinh: Vẻ đẹp trong suốt từ thế giới dưới nước

Trong vô số loài cá cảnh đang làm mưa làm gió trên thị trường, cá thủy tinh (Glassfish) nổi bật như một viên ngọc trai trong suốt giữa đại dương sắc màu.

Cá thủy tinh
• 18:10 19/04/2025
Some text some message..