Da ếch và vảy cá: Từ chất thải thành vật liệu chữa xương người

Một nhóm các nhà khoa học Singapore tin rằng da ếch nuôi và vảy cá có thể được sử dụng để giúp sửa chữa xương trong y học của con người.

nhà khoa học thủy sản
Nhóm các nhà nguyên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU). Ảnh: The Fish Site.

Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Nanyang (Nanyang Technological University - NTU) đã phát triển một loại vật liệu sinh học mới, được làm hoàn toàn từ da ếch đã bỏ đi và vảy cá, có thể giúp sửa chữa xương. Vật liệu sinh học xốp, chứa các hợp chất chủ yếu có trong xương, đóng vai trò như một giá đỡ cho các tế bào tạo xương bám vào và nhân lên, dẫn đến hình thành xương mới.

Chất thải thủy sản được thu gom từ Trang trại Cá Khai Seng và Trang trại Ếch Jurong. Để tạo ra vật liệu sinh học, trước tiên nhóm nghiên cứu đã chiết xuất tropocollagen loại 1 (nhiều phân tử tạo thành sợi collagen) từ da bị loại bỏ của một loài ếch (ễnh ương Mỹ - Lithobates catesbeianus) được nhập khẩu vào Singapore và được nuôi tại địa phương với số lượng lớn để tiêu thụ; và hydroxyapatite (một hợp chất canxi-photphat) từ vảy của cá lóc, thường được gọi là cá Toman (Toman fish: cá lóc bông).


Vảy cá dùng trong thí nghiệm lấy từ loài Toman fish - cá lóc bông. Ảnh: Jalelah Abu Baker.

Bà Chelsea Wan, Giám đốc trại Ếch Jurong, cho biết: “Ngành nuôi trồng thủy sản là một con đường quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu về thủy hải sản an toàn và chất lượng, nhưng một thách thức lớn mà chúng tôi phải đối mặt là sự lãng phí lớn và sự suy giảm nguồn lợi thủy sản quý giá. Tại Singapore, lượng tiêu thụ thịt ếch và cá kết hợp hàng năm ước tính vào khoảng 100 triệu kg, khiến da ễnh ương và vảy cá trở thành hai trong số những dòng chất thải nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở đây. Việc tích hợp nhiều dòng chất thải thủy sản thành một sản phẩm giá trị cao duy nhất là một ví dụ hàng đầu về đổi mới bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản.” 

Thông qua các thí nghiệm trong phòng lab, nhóm nguyên cứu của NTU ở Singapore đã phát hiện ra rằng các tế bào tạo xương của con người được nuôi cấy vào khung làm từ vật liệu sinh học đã tự gắn kết thành công và bắt đầu nhân lên - một dấu hiệu của sự tăng trưởng. Họ cũng phát hiện ra rằng nguy cơ vật liệu sinh học kích hoạt phản ứng viêm là thấp. Một giá đỡ như vậy có thể được sử dụng để giúp tái tạo mô xương bị mất do bệnh tật hoặc chấn thương, chẳng hạn như khuyết tật hàm do chấn thương hoặc phẫu thuật ung thư. Nó cũng có thể hỗ trợ sự phát triển của xương xung quanh cấy ghép phẫu thuật như cấy ghép nha khoa.

Các nhà khoa học tin rằng vật liệu sinh học là một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn cho phương pháp tiêu chuẩn hiện tại là sử dụng mô của chính bệnh nhân, vốn yêu cầu phẫu thuật bổ sung để lấy xương. Đồng thời, việc sản xuất vật liệu sinh học này giải quyết vấn đề chất thải nuôi trồng thủy sản, phó giáo sư Dalton Tay của Trường Khoa học Vật liệu và Kỹ thuật NTU (MSE), người đứng đầu nghiên cứu đa ngành cho biết.

Giáo sư Tay cho biết: “Chúng tôi đã áp dụng cách tiếp cận từ chất thải thành tài nguyên trong nghiên cứu của mình và biến rác thải thành một vật liệu có giá trị cao với các ứng dụng y sinh học, khép lại vòng lặp chất thải trong quá trình này. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng vật liệu sinh học mà chúng tôi đã chế tạo có thể là một lựa chọn đầy hứa hẹn giúp sửa chữa xương. Tiềm năng của vật liệu sinh học này rất rộng, từ việc sửa chữa các khuyết tật xương do chấn thương hoặc lão hóa, đến các ứng dụng nha khoa để thẩm mỹ. Nghiên cứu của chúng tôi được xây dựng dựa trên cơ sở hoạt động của NTU trong lĩnh vực bền vững và phù hợp với cách tiếp cận nền kinh tế vòng tròn của Singapore hướng tới một quốc gia không rác thải ”.


Ễnh ương Mỹ (Lithobates catesbeianus) được sử dụng trong thí nghiệm. Ảnh: Wiki common.

Phó giáo sư lâm sàng Goh Bee Tin, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nha khoa Quốc gia Singapore, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Trung tâm Nha khoa Quốc gia Singapore rất hào hứng với việc sử dụng da lưỡng cư làm vật liệu sinh học tự nhiên để tái tạo mô. Chúng tôi nhận thấy nhiều ứng dụng nha khoa tiềm năng khác nhau, từ việc tái tạo các mô nướu trong bệnh nha chu (Periodontal disease), đến xương để cấy ghép răng và  xương hàm sau khi phẫu thuật khối u. Việc loại bỏ nhu cầu phẫu thuật lấy xương bổ sung cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân ”

Nhóm nghiên cứu đã nộp bằng sáng chế cho các ứng dụng chữa lành vết thương và kỹ thuật mô xương của vật liệu sinh học. Nhóm nghiên cứu hiện đang đánh giá thêm về tính an toàn và hiệu quả lâu dài của vật liệu sinh học làm sản phẩm nha khoa dưới sự tài trợ của Viện nghiên cứu hỗn hợp quốc tế ChinaSingapore và nhằm mục đích đưa hệ thống công nghệ chuyển hóa chất thải thành tài nguyên đến gần hơn với thương mại hóa.

Sắp tới, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ làm việc với các đối tác lâm sàng và công nghiệp trong các nghiên cứu trên động vật để tìm ra cách các mô trong cơ thể sẽ phản ứng với vật liệu sinh học này về lâu dài và khả năng của vật liệu để sửa chữa các khuyết tật xương và vết thương trên da, cũng như để đưa toàn bộ công nghệ chuyển hóa chất thải thành tài nguyên đến gần hơn với quá trình thương mại hóa.

Lược dịch từ: The Fish Site (2021). Singapore scientists use aquaculture waste for tissue repair, The Fish Site, Articles.

Đăng ngày 17/06/2021
Khoa học

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 23:06 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 23:06 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 23:06 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 23:06 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 23:06 24/04/2024