Đà Nẵng: Giảm lượng tàu đánh bắt gần bờ

Ngày 13-6, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về chính sách hỗ trợ ngư dân sau ảnh hưởng của việc cá chết hàng loạt dọc biển các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tại cuộc họp, Sở NN&PTNT cũng đã thông báo về lộ trình giảm lượng tàu đánh bắt gần bờ trong chiến lược bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển du lịch.

dong vien ngu dan
Lãnh đạo TP Đà Nẵng thăm hỏi, động viên ngư dân tại âu thuyền Thọ Quang. Ảnh: Công Khanh

Hỗ trợ ngư dân

Ông Nguyễn Đỗ Tám – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thành phố cho biết, vụ việc cá chết ở dọc biển các tỉnh Bắc Trung Bộ vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, thu nhập của bà con ngư dân, tiểu thương buôn bán, kinh doanh hải sản Đà Nẵng. Chính vì vậy, qua khảo sát, đánh giá, Sở đề xuất UBND thành phố hỗ trợ động viên tàu cá khai thác ven bờ hỗ trợ một lần mức 1 triệu đồng/phương tiện dưới 20CV (tổng cộng 825 phương tiện) và 2 triệu đồng/tàu từ 20CV đến dưới 90CV (456 tàu).

Bên cạnh đó, thành phố cũng cần hỗ trợ phí mặt bằng đối với tiểu thương tại chợ đầu mối Thọ Quang trong thời điểm buôn bán khó khăn cũng như kinh phí lấy mẫu đối với doanh nghiệp đã cung ứng hải sản sạch bán cho người dân tại các chợ vào thời điểm tâm lý người tiêu dùng hoang mang, e ngại. Đối với 333 tiểu thương tại chợ đầu mối Thọ Quang, hình thức hỗ trợ sẽ cấp bù cho Ban Quản lý cảng cá và âu thuyền, đơn vị này sẽ không thu tiền mặt bằng của các tiểu thương trong tháng 5-2016.

Ông Huỳnh Đức Thơ cho rằng, việc quan tâm đến các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hiện tượng cá chết là rất cần thiết vì thực tế họ đã đối mặt với rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, thành phố đồng ý chủ trương và yêu cầu Sở NN&PTNT và các cơ quan liên quan cần sớm hoàn thành thủ tục, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng để đảm bảo ổn định cuộc sống của ngư dân, tiểu thương cũng như thị trường hải sản trên địa bàn thành phố. “Mức hỗ trợ này là không lớn, nhưng thể hiện sự đồng hành, chia sẻ khó khăn của chính quyền với người dân”, ông Thơ nói. Theo chỉ đạo của ông Thơ, tổng mức hỗ trợ đối với các tàu trong diện trên cũng như 333 tiểu thương tại âu thuyền Thọ Quang và kinh phí kiểm mẫu của một Cty cung ứng hải sản sạch, giá ổn định trong thời điểm hải sản thành phố bị “vạ lây” bởi hiện tượng cá chết hàng loạt ở Bắc Trung Bộ là khoảng 2,1 tỷ đồng.

Giảm thiểu tàu khai thác vùng biển gần bờ

Cũng tại cuộc họp, Sở NN&PTNT đã trình lãnh đạo thành phố đề án “Giảm số lượng tàu khai thác hải sản ở vùng biển ven bờ” nhằm hướng tới việc chuyên nghiệp hóa hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi gần bờ, giữ môi trường biển an toàn để phục vụ du lịch. Theo thống kế, hiện toàn thành phố có 777 phương tiện dưới 20CV đang hoạt động. Để thực hiện đề án này, từ nay đến năm 2020, Đà Nẵng cần 21 tỷ đồng để thu mua 577 phương tiện (474 thúng chai và 103 tàu dưới 20CV) đồng thời thực hiện chuyển đổi ngành nghề cho khoảng 1.100 lao động.

Theo ông Nguyễn Thành Nam – Phó Chủ tịch UBND Q. Sơn Trà, địa phương chiếm phần lớn lượng phương tiện trong diện này, điều quan trọng nhất vẫn là chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, những gia đình đã gắn bó lâu đời với nghề đi biển. Ông Nam cho biết, để chuẩn bị cho việc thực hiện đề án này, chính quyền quận đã làm việc với các doanh nghiệp có dự án trên địa bàn, đặc biệt là tập đoàn Sun Group về việc hỗ trợ việc làm cho những người thuộc diện chuyển đổi ngành nghề do quy hoạch việc khai thác, đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Ông Lưu Quang Khánh – Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản thành phố cho rằng, việc giảm số lượng tàu đánh bắt ven bờ là chủ trương đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên phải thực hiện có lộ trình chứ không thể làm một lúc vì ảnh hưởng đến đời sống rất nhiều hộ dân. Trên thực tế hiện có rất nhiều người có thu nhập ổn định tại các khu vực bãi ngang, gần bờ. Nếu thực hiện ngay thì sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khác, đặc biệt là áp lực việc làm.

Ông Huỳnh Đức Thơ khẳng định, chủ trương giảm tàu khai thác gần bờ, đầu tư cho đánh bắt xa bờ để nâng cao chất lượng cũng như hài hòa giữa việc đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi là hết sức cần thiết và phải thực hiện. Tuy nhiên không phải vì để thực hiện nhanh mà khiến cuộc sống người dân khó khăn hơn, phát sinh nhiều vấn đề khác. Chủ tịch UBND thành phố lưu ý, sau khi thu mua phương tiện công suất nhỏ của người dân thì công tác quản lý như thế nào cho hợp lý. Phải chủ động trước việc có thể xuất hiện việc một số người lợi dụng chủ trương này rồi huy động thúng máy, thuyền máy từ khắp nơi về đây để làm hồ sơ tìm cách nhận hỗ trợ.

Công việc này cũng giống như công tác đền bù giải tỏa, nếu không thống kê cụ thể, không nắm chắc số lượng phương tiện, con người thì rất dễ xảy ra những phát sinh để “chạy hỗ trợ”.  “Phải kiên quyết thực hiện, nhưng làm đúng lộ trình, không nóng vội. Sở NN&PTNT phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, chính quyền cơ sở, các cơ quan liên quan tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân để xem họ khó khăn như thế nào, nhu cầu gì nhằm đưa ra những chủ trương hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi ngành nghề phù hợp. Đảm bảo khi thực hiện đề án, cuộc sống người dân phải tốt hơn chứ không để họ khó khăn hơn, thất nghiệp, phải đi bán kẹo kéo, bu bám khách du lịch”, ông Thơ chỉ đạo.

CAND, 14/06/2016
Đăng ngày 15/06/2016
Công Khanh
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:22 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 09:22 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 09:22 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:22 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 09:22 19/12/2024
Some text some message..