Đặc sản rong nho Khánh Hòa “cháy hàng” dịp Tết

Vài năm trở lại đây, rong nho là đặc sản được người dân và du khách trong và ngoài nước đến Khánh Hòa yêu thích. Tết Nguyên đán sắp về nên nhu cầu mua bán rong nho về làm thức quà đầu năm tăng cao…

rong nho
Rong nho là một món ăn độc đáo đối với người dân và du khách khi đến với Khánh Hòa. Ảnh bangkokcosmetic

Đơn đặt hàng tăng cao đột biến

Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, cùng với yến sào và trầm hương, rong nho là một đặc sản của địa phương đã định hình được thương hiệu trong lòng người dân và du khách khắp nơi.

Đây là một sản phẩm riêng biệt, dễ tiêu thụ, được mọi người đón nhận bởi giá trị dinh dưỡng độc đáo. Cụ thể, rong nho rất giàu vitamin A, C và các nguyên tố vi lượng cần thiết, hàm lượng iốt rất cao… Vào dịp Tết, nhiều người dân Khánh Hòa và cả các du khách đều có nhu cầu mua rong nho về làm quà hoặc sử dụng trong gia đình.

Một trong những người tiên phong trong việc đưa rong nho từ Nhật Bản về Việt Nam là ông Nguyễn Quang Duy (SN 1980, Tổng Giám đốc Công ty D&T).

Ông Nguyễn Quang Duy cho biết, so với dịp đầu năm 2021, lượng tiêu thụ rong nho của công ty tăng gần 2,5 lần. Việc các đơn đặt hàng tăng cao không những giúp doanh nghiệp có thêm thu nhập và còn tạo công ăn việc làm rộng rãi cho lao động địa phương.

Sở dĩ lượng khách hàng tìm đến mua rong nho trong dịp tết tăng cao là do dịch bệnh trên cả nước được khống chế. Hơn nữa, các kênh phân phối như siêu thị, cửa hàng phân phối hàng hóa cũng đã nhộn nhịp trở lại. 

Trong tháng cuối năm, công ty của ông Nguyễn Quang Duy dự kiến thu hoạch 45 tấn rong tươi cung cấp cho thị trường trong nước như du khách, các chuỗi siêu thị trên khắp cả nước. Ngoài ra, dịp cuối năm, công ty ông Duy cũng sẽ xuất khẩu 3 xe container rong nho sang thị trường Mỹ và Nhật Bản.

Cùng với cơ sở tại Khánh Hòa, hiện tại, ông Duy còn có 30 ha trang trại trồng rong nho ở các địa phương trong tỉnh và liên kết với 70 ha trồng rong nho của nông dân của phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa; thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) và ở thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên), Cà Ná (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

Toàn bộ vùng nuôi dưỡng rong nho của ông Duy đã được các chuyên gia Nhật Bản kiểm tra, công nhận là vùng cho ra sản phẩm rong nho có giá trị và chất lượng cao.

Liên quan đến các chính sách phát triển rong nho, Sở NNPTNT tỉnh Khánh Hòa cho biết, vào tháng 6.2018, tỉnh Khánh Hòa có quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035, quy hoạch về diện tích và sản lượng rong biển đến năm 2020, diện tích nuôi trồng còn khoảng 98 ha, sản lượng khoảng 500 tấn; đến năm 2025 diện tích nuôi trồng giảm còn khoảng 80 ha, sản lượng khoảng 400 tấn và đến năm 2035 diện tích nuôi trồng giảm còn 50 ha, sản lượng khoảng 120 tấn.

rong nho
Nhiều cơ sở sản xuất rong nho ở Khánh Hòa liên tục nhận được đơn đặt hàng cuối năm. Ảnh minh họa

Nâng tầm thương hiệu rong nho Khánh Hòa

Ông Lê Tấn Bản - Giám đốc Sở NNPTNT Khánh Hòa cho biết, giống rong nho lần đầu tiên được đưa về Việt Nam năm 2004 và được triển khai thí điểm lần đầu tiên tại phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa.

So với dọc các tỉnh duyên hải miền Trung, Khánh Hòa là một trong những địa phương có vị trí đặc biệt thuận lợi để nuôi trồng rong nho. Cụ thể, đường bờ biển Khánh Hòa được bao bọc bởi núi và các vịnh chắn sóng. Chưa hết, biển Khánh Hòa có nhiều vùng nước sâu, sạch và kín sóng nên vô cũng thuận lợi để phát triển rong nho theo hướng nâng tầm thương hiệu địa phương.

Ông Lê Tấn Bản đánh giá, rong nho là nghề có triển vọng, mang lại nguồn thu nhập khá ổn định, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Rong nho chủ yếu được trồng ở xã Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa) bằng các phương pháp trồng treo, trồng đáy, trồng vỉ.

Hiện tại,  diện tích thả nuôi rong nho ở Khánh Hòa trong năm 2021 là 88 ha với sản lượng đạt 427 tấn. Số lượng cơ sở/doanh nghiệp thu mua, chế biến rong nho trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là khoảng 20 cơ sở.

“Tuy đến nay, tỉnh Khánh Hòa chưa có chính sách đặc thù hỗ trợ cho phát triển rong nho nhưng địa phương đang phối hợp với Tổ chức WWF xây dựng chuỗi dự án rong biển bền vững – dự án GEF tại Việt Nam dự kiến triển khai trong 4 năm từ năm 2022 - 2026. Trong đó, một số nội dung sẽ được triển khai tại tỉnh Khánh Hòa như tạo điều kiện môi trường để phát triển cho ngành sản xuất rong biển, phát triển chuỗi giá trị” – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Khánh Hòa thông tin.

Lao động online
Đăng ngày 20/01/2022
Hữu Long
Nông thôn

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:35 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 09:35 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 09:35 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 09:35 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:35 26/11/2024
Some text some message..