Đại dương “no căng” thủy ngân

Giới khoa học quốc tế, trong đó có Nga, đã ghi nhận các biểu hiện ô nhiễm thủy ngân trong đại dương. Họ thăm dò sinh vật biển gần đảo Hawaii và đưa ra phân thích rằng, chất thải công nghiệp Hoa Kỳ và Nhật Bản có khả năng xuất hiện trên bàn ăn của cư dân địa phương.

dai duong thuy ngan
© Photо: Ludmila Colina/The Voice of Russia

Đại dương ngày càng có nhiều thủy ngân và các hợp chất độc hại, - các nhà khoa học Mỹ, Nga và Anh xác nhận trong một nghiên cứu chung. Vi khuẩn sống ở độ sâu lớn hấp thụ và biến thủy ngân thành một chất nguy hiểm đối với các sinh vật - độc tố metyl thuỷ ngân, được tích lũy trong mô của nhiều loài cá kinh tế.

Cá ngừ, cá thu vàng, cá chuồn và cá cơm được liệt kê trong số cá có hàm lượng metyl thuỷ ngân cao. Chúng đều sống ở những độ sâu khác nhau trong hải lưu Bắc Thái Bình Dương và vùng lân cận Hawaii, có nghĩa là xa các nguồn ô nhiễm chính.

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy chất thải thủy ngân di chuyển hàng ngàn cây số. Sau khi lọt vào không khí, thủy ngân rơi theo mưa và đọng xuống đáy đại dương.

Ở độ sâu khoảng 600 mét, tảo hấp thụ các vi khuẩn tạo hợp chất metyl thuỷ ngân. Theo chuỗi thức ăn, metyl thủy ngân lọt vào cơ thể cá. Hợp chất này khó tan, do đó cá rất chậm bài tiết chúng. Như vậy, các động vật biển khác nhau hấp thụ vào cơ thể hợp chất có độc tính cao. Người mua cá có nguy cơ chuốc tai họa vào mình. Trong cơ thể người, metyl thuỷ ngân gây bệnh Minamata, làm thương tổn nghiêm trọng hệ thần kinh, đe dọa gây tê liệt.

Các nhà khoa học dự đoán, trong tương lai sẽ gia tăng nghiêm trọng tỷ lệ chất độc nguy hiểm ở Bắc Thái Bình Dương dưới độ sâu từ 200 đến 1.000 mét. Đồng thời, theo giới hải dương học, vùng nghèo oxy sẽ không ngừng mở rộng trên đại dương. Các tác động gián tiếp của con người đối với môi trường không khỏi thúc đẩy thêm quá trình nguy hiểmv được mô tả.

http://vietnamese.ruvr.ru/
Đăng ngày 02/09/2013
Môi trường
Bình luận
avatar

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 10:15 19/09/2024

Chung tay góp sức khắc phục hậu quả sau bão đi qua

Sau cơn bão số 3 - Yagi, ngành nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết lúc này là cùng nhau chung tay góp sức khắc phục hậu quả khi bão đi qua.

Nuôi lồng bè
• 09:43 18/09/2024

Cảnh báo mưa lớn: Khu vực Nam Bộ đề phòng ngập úng

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy cảnh báo về mưa lớn trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khả năng xảy ra lũ trên các sông lớn như sông Đồng Nai. Khi mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về các sông có thể tăng nhanh, dẫn đến lũ lụt, đặc biệt tại các khu vực hạ du của các con sông.

Mưa lớn
• 09:40 17/09/2024

Thái Lan: Cuộc chiến với cá rô phi cằm đen xâm lấn

Trong một động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt, Thái Lan đã chính thức khởi động chiến dịch diệt trừ cá rô phi cằm đen, một loài cá ngoại lai xâm hại được cho là gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và nền kinh tế thủy sản của quốc gia này.

Cá rô phi
• 10:18 16/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 06:14 20/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 06:14 20/09/2024

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 06:14 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 06:14 20/09/2024

Dự đoán giá thủy sản tăng mạnh vào cuối năm 2024: Xu hướng và cơ hội cho người nuôi

Nửa cuối năm 2024, ngành thủy sản dự kiến sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội quý báu cho người nuôi. Sự khôi phục nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU, cùng với những thay đổi về chính sách thương mại và biến động giá, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản lên một tầm cao mới.

Xuất khẩu thủy hải sản
• 06:14 20/09/2024
Some text some message..