Đảm bảo độ kiềm thích hợp cho ao nuôi tôm

Trong quá trình tôm lột xác, yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tôm có thể nhắc đến chính là độ pH trong ao. Vậy pH ao như thế nào là thích hợp cho tôm? Muốn tăng hoặc giảm chúng sẽ làm như thế nào? Sau đây Tép Bạc xin hướng dẫn người nuôi một số bí quyết kiểm soát độ pH ổn định, thích hợp.

Đo pH
Kiểm tra độ pH

Kiểm tra độ pH

Độ kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là thông số rất quan trọng trong nuôi tôm thẻ chân trắng do có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Độ kiềm càng lớn, pH của nước càng ổn định. Độ kiềm thấp của các vùng nước ngọt hoặc có độ mặn thấp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lột xác và tỷ lệ sống của tôm nuôi.

Ao nuôi thẻ chân trắng độ kiềm thích hợp ở mức 120 – 180mg CaCO3/l, tôm sú là từ 80 - 120 mg CaCO3/l để đảm bảo tôm phát triển. Khi độ kiềm thấp hơn so với mức quy định sẽ khiến pH biến động và gây stress, giảm tăng trưởng thậm chí có thể gây chết.

Trong các ao nuôi tôm có độ mặn cao, độ kiềm thấp hoặc các động vật hai mảnh vỏ phát triền thì cần phải thường xuyên kiểm tra độ kiềm để điều chỉnh giảm hoặc tăng kiềm trong ao tôm sao cho phù hợp.

Khi độ kiềm trong ao nuôi cao

Khi tổng độ kiềm cao (200-300 mg/L CaCO3) với giá trị pH > 8.5 sẽ ngăn cản quá trình lột xác của tôm diễn ra.

Độ kiềm cao do:

- Mật độ tảo cao, quá trình quang hợp của chúng sẽ làm độ kiềm tăng nhanh (pH >9).

- Độ kiềm cao dẫn đến khả năng đệm và duy trì pH cao giúp ổn định các loại vi tảo trong ao bởi vì độ kiềm càng cao thì khả năng hòa tan phophate trong nước càng cao, đó là nguồn dinh dưỡng giúp tảo phát triển.

- Trường hợp độ kiềm cao có thể ảnh hưởng nghiêm trong đến quá trình lột xác của tôm vì thế cần phải giảm độ kiềm ngay.

Tôm thẻĐộ pH ảnh hưởng đến quá trình tôm lột xác

Xử lý độ kiềm cao:

- Tiến hành thay nước 3 lần 1 tuần, khoảng 20 – 30% lượng nước trong ao để làm giảm độ kiềm.

- Hạn chế bón vôi, thay vào đó có thể dùng Edta để bón vào buổi tối với liều lượng 1kg/ 1000m2.

- Nếu ao nuôi không thể thay nước nên hạn chế quạt nước vào ban ngày, tiến hành xử lý cắt tảo cho ao nuôi và dùng các chế phẩm sinh học để phân hủy xác tảo, ổn định môi trường nước. 

- Sử dụng giấm ăn với liều 1 lít/ 1000m khối nước, và đo lại độ kiềm sau 2 giờ, điều chỉnh lượng dùng cho phù hợp.

Khi độ kiềm trong ao nuôi thấp

Độ kiềm thấp có thể do nguồn nước có độ kiềm thấp hoặc có sự hiện diện của động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong ao, chúng hấp thụ muối carbonat và lọc hết tảo làm thức ăn, kết quả là làm nước trong và có độ kiềm rất thấp.

Độ kiềm thấp do:

- Ao có nhiều động vật 2 mảnh vỏ: ốc, vẹm, dòm…

- Ao xây dựng trên vùng đất phèn

- Mật độ tảo thưa, ao có rong, tảo đáy

- Nguồn nước ngọt. Ngoài ra kiềm thấp còn do mưa, tôm lột xác

- Độ kiềm thấp ảnh hưởng rất nhiều đến sự lột vỏ của tôm và ổn định pH cần nâng kiềm trong ao nuôi . 

- Độ kiềm thấp gặp phổ biến ở những nơi có độ mặn thấp dưới 5 phần ngàn.

Ao tômĐộ pH cao hay thấp điều ảnh hưởng đến tôm sinh trưởng

Xử lý độ kiềm thấp:

- Loại bỏ ốc đinh, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh trong ao nuôi

- Nếu ao nuôi bị đóng rong và nhiều tảo, dùng chế phẩm vi sinh cắt tảo, ổn định màu nước 

- Sử dụng vôi Dolomite liều lượng 20 – 30kg/1.000 m3 để tăng kiềm  

Để giúp quá trình lột xác của tôm diễn ra đồng loạt, giảm thiểu hiện tượng dính vỏ, bó vỏ không lột xác được, người nuôi nên kiểm tra thường xuyên độ pH trong ao nuôi. Cải thiện chất lượng nước, diệt các khí độc gây hại cho tôm. Đảm bảo độ pH trong ao luôn đạt ngưỡng an toàn, phù hợp cho tôm phát triển khỏe mạnh.

Đăng ngày 17/01/2024
Mây @may
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 17:22 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 17:22 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 17:22 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 17:22 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:22 12/12/2024
Some text some message..