Đánh cá bằng điện tận diệt nguồn thủy sản tự nhiên

Thời gian qua, mặc dù đã được các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan chức năng cảnh báo về sự nguy hiểm đến tính mạng và sự nguy hại đối với môi trường sinh thái, nhưng tình trạng sử dụng xung điện (kích điện) đánh bắt cá vẫn xuất hiện trên các sông, hồ, mương máng tại nhiều địa phương. Hiện vẫn chưa có con số thống kê cụ thể cũng như kiểm soát chặt chẽ hết được những trường hợp vi phạm; ngành chức năng và các lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản mới chỉ phát hiện và xử lý ở mức độ khiêm tốn.

kích điện
Tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện (kích điện) vẫn xuất hiện tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.

Vào những ngày này, dạo một vòng quanh các đồng ruộng tại nhiều địa phương, không khó để bắt gặp hình ảnh những người sử dụng xung điện (kích điện) để đánh bắt cá. Trên thực tế, chỉ cần bỏ ra hơn 1 triệu đồng là đã có được một bộ đồ nghề đánh bắt cá bằng xung điện, bao gồm một bình ắc quy 12V, bộ kích điện và 2 cần dẫn điện tự chế.

Hầu hết những người sử dụng xung điện để đánh bắt thì không chỉ có cá, tôm mà các loài khác trong phạm vi chịu ảnh hưởng của xung điện như rắn, lươn, ếch, nhái... cũng bị tận thu. Đây là một cách khai thác phản khoa học, có tác hại lâu dài vì phá hủy sinh cảnh, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản. Hệ quả của việc đánh bắt đó là phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường thủy sinh, thêm vào đó, tính mạng của người dân cũng rất nguy hiểm khi sử dụng những dụng cụ tự chế này.

Anh Trung, chuyên sống bằng nghề đánh bắt cá bằng xung điện ở xã Tân Chi (Tiên Du) chia sẻ: “Bây giờ đánh bắt cá ngoài đồng mấy ai còn dùng chài lưới nữa, mất thời gian mà hiệu quả chẳng được bao nhiêu...”.

Nói đoạn, anh đưa 2 cần dẫn điện tự chế (mỗi chiếc dài khoảng 1,5m) xuống nước. Bộ xung điện phát ra những tiếng rè rè... Dưới mương, các loại tôm, cá lớn nhỏ trong phạm vi mấy mét đều nổi phềnh lên mặt nước chỉ việc vớt. Cũng theo anh Trung thì vài năm gần đây, số lượng người tham gia vào nghề đánh bắt cá bằng xung điện ở quê anh giảm đi đáng kể. Nguyên nhân chính là do mương máng, ao hồ ngày càng ô nhiễm nên lượng cá trong tự nhiên ngày một cạn kiệt, thu nhập không còn hấp dẫn như trước...

Theo số liệu báo cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh, sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên của tỉnh đang ngày một giảm dần. Năm 1997, sản lượng khai thác tự nhiên chiếm đến 23,68% tổng sản lượng thủy sản, nhưng đến năm 2013 thì chỉ còn chiếm khoảng 4%. Điều này cho thấy nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng, trong đó có nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như: cá măng, cá chày, cá bống, cá ngạnh, cá trắm đen sông...

Ngành Nông nghiệp tỉnh tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến người dân về những tác hại của việc khai thác thủy sản trái phép bằng điện; tổ chức thả cá giống hàng năm ra môi trường để tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên; đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện việc quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Theo Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11-10-2008 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thì đối với hành vi sử dụng xung điện (kích điện) không giao thẩm quyền xử phạt hành chính cho chính quyền cơ sở mà chỉ dừng ở biện pháp tịch thu phương tiện nên không đủ sức răn đe, dẫn đến việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân chỉ nghiêng về khai thác, còn việc bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản chưa cao, trong khi đó công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa được xã hội hóa. Để bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường nước, cần có sự chung tay, phối hợp đồng bộ hơn nữa của các cấp chính quyền, các ngành chức năng và nhân dân; tạo ra thế trận toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.

Báo Bắc Ninh, 13/05/2014
Đăng ngày 14/05/2014
Bài, ảnh: Việt Anh
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 06:29 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 06:29 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 06:29 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 06:29 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:29 20/11/2024
Some text some message..