Dầu cá omega 3 bổ ngang, bổ dọc và .... "bổ ngửa"

Mấy năm gần đây dầu cá trở thành thực phẩm chức năng được nhiều người săn lùng thậm chí họ cho rằng đây là thần dược có thể hỗ trợ tốt cho sức khỏe.

Dầu cá
Sử dụng dầu cá sai cách gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Chị Đào Thị Thúy Hằng – Hà Đông, Hà Nội cho biết gần đây chị thường xuyên bị khô mắt nên đã đi mua omega 3 dưới dạng dầu cá về uống.

Chị Hằng khoe khi uống dầu cá xong cảm giác chị thấy mắt sáng hơn, đỡ mỏi mắt hơn.

Hay trường hợp của bé Phạm Quỳnh Anh 4 tuổi, quê Phú Thọ được mẹ thường xuyên tẩm bổ DHA dưới dạng dầu cá. Mẹ của Quỳnh Anh tin rằng bổ sung thêm omega 3 để con thông minh nên mỗi ngày bé Quỳnh An lại được mẹ cho ăn 1 viên dầu cá và bé ăn thành thói quen.

Tới khi bé thường xuyên chảy máu mũi mẹ bé cho đi khám bác sĩ không tìm ra nguyên nhân vì sao và chỉ đến khi mẹ cháu khoe thành tích chăm con bằng cách tẩm bổ đủ các loại thực phẩm chức năng trong đó có dầu cá omega 3 cho con. Lúc này, các bác sĩ phản đối và cho đây là việc làm nguy hiểm tưởng tốt cho con nhưng có khi hại con.

PGS Nguyễn Hữu Đức – nguyên Giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết hiện nay nhiều người vẫn có thói quen tự mua dầu cá về uống và tin rằng nó sẽ giúp họ phòng, chống được nhiều bệnh. Dầu cá được xem là thần dược như thuốc bổ từ trong, ra ngoài.

Tuy nhiên, dù chỉ là thực phẩm chức năng nhưng việc sử dụng dầu cá cũng cần trong ngưỡng cho phép. Nếu lạm dụng dầu cá có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Dầu cá có hai loại hay gặp đó là các loại vitamin và dầu omega 3, omega 6. Trong đó dầu cá dạng omega 3 được bán phổ biến nhất hiện nay.

Theo quy định mỗi người không nên sử dụng lượng dầu cá trên 5000 mg ngày. Uống dầu cá nhiều có thể gây tăng đường huyết ở những người bị đái tháo đường. Chính vì thế những bệnh nhân bị đái tháo đường thường được khuyến cáo không nên dùng omega 3.

Theo PGS Đức có nghiên cứu chỉ ra dùng 8 gram axit béo omega-3 mỗi ngày dẫn đến tăng 22% lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tác dụng phụ hay gặp khi lạm dụng dầu cá đó là gây ra hiện tượng chảy máu nướu và chảy máu cam.

Những người bị huyết áp thấp không nên sử dụng dầu cá, những người hay bị rối loạn tiêu hóa đầy bụng, khó tiêu cũng không được dùng dầu cá vì có thể kích thích hệ tiêu hóa gây khó chịu cho người dùng.

Người dân có thể tự bổ sung omega 3 bằng cách ăn các sản phẩm từ cá đặc biệt những loại cá béo, tươi như cá hồi, cá mòi…

Khi chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin A, E bạn có thể bổ sung trực tiếp bằng cách dùng dầu cá. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc và tuân theo đúng liều lượng quy định của bác sĩ, đặc biệt là đối với trẻ em và những người dễ bị dị ứng, có các bệnh về tim mạch,… Dầu cá chứa rất nhiều vitamin A, nếu cơ thể không hấp thụ được hết sẽ tích lũy trong cơ thể và có thể dẫn đến ngộ độc.

Infonet
Đăng ngày 25/12/2019
K.Chi
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 16:11 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 16:11 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 16:11 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 16:11 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 16:11 11/01/2025
Some text some message..