“Đau đáu” lo thiếu nguyên liệu thủy sản

Việc tham gia các FTA mang lại cơ hội về thuế nhưng cũng tạo ra không ít thách thức cho doanh nghiệp thủy sản liên quan đến các vấn đề quy tắc xuất xứ, rào cản kỹ thuật, bảo hộ thương mại…

giảm thuế xuất khẩu tôm
Giảm thuế là cơ hội lớn cho xuất khẩu thủy sản vươn xa hơn đến các thị trường. Ảnh internet.

Hầu hết thuế về 0%

Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm tới 64,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Vì thế, sự tham gia của 4 đối tác kinh tế quan trọng trên vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ đem lại những lợi ích, cơ hội lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.

Ngoại trừ surimi, cá ngừ đóng hộp, thăn cá ngừ và cua phải chịu thuế cao hoặc không có hạn ngạch (trong FTA Việt Nam - EU), hoặc lộ trình giảm thuế kéo dài 7-10 năm, còn lại hầu hết các mặt hàng đều có mức thuế bằng 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực hoặc chỉ trong lộ trình ngắn 3-5 năm.

Ví dụ như thị trường Hàn Quốc, theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), FTA Việt Nam - Hàn Quốc ký kết giúp nâng khả năng cạnh tranh của Việt Nam với Trung Quốc, Thái Lan, Ecuador (đang phải chịu thuế 20%) bởi Hàn Quốc cam kết cấp hạn ngạch thuế quan 10.000 tấn tôm cho Việt Nam trong 5 năm đầu tiên và đạt 15.000 tấn sau 5 năm với thuế suất nhập khẩu 0%. Cùng với 68 dòng sản phẩm, riêng mặt hàng tôm được cắt giảm 7 dòng thuế gồm cả tôm nguyên liệu và tôm chế biến.

Với thị trường Mỹ, sản phẩm tôm tươi/đông lạnh (HS03) đã có thuế MFN 0%, sản phẩm tôm chế biến (HS16) có lộ trình 5 năm đưa thuế về 0%. Tuy nhiên, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực thì tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với 6 nước cạnh tranh chính là Agentina, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Indonesia bởi 6 nước này không có FTA với Mỹ.

"Hụt hơi" cạnh tranh

Có thể thấy, việc tham gia các FTA mang lại cơ hội về thuế nhưng cũng tạo ra không ít thách thức cho doanh nghiệp thủy sản liên quan đến các vấn đề quy tắc xuất xứ, rào cản kỹ thuật, bảo hộ thương mại…

Khó khăn lớn nhất được VASEP nhìn nhận hiện nay là vấn đề nguồn nguyên liệu không ổn định, giá thành sản xuất cao. Hiệp hội này cho rằng, trong những năm tới, Việt Nam sẽ tận dụng được nhiều hơn về thuế quan nếu chúng ta có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt.

Trên thực tế, nguồn nguyên liệu hiện không ổn định do đầu vào sản xuất nguyên liệu như thức ăn, con giống, hóa chất, kháng sinh… đều phụ thuộc phần lớn vào cung nước ngoài, cơ quan quản lý chưa hoặc không kiểm soát được dẫn tới dịch bệnh, chất lượng kém. Điều này cũng dẫn tới thực tế chi phí sản xuất cao hơn so với các nước khiến cho giá thành sản phẩm và giá xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh.

Không chỉ vậy, với lợi thế thuế quan sẽ xảy ra tình trạng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu nhằm tận dụng nguồn lực, ưu đãi thuế quan của Việt Nam tại các thị trường, do đó sẽ dẫn tới việc quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt hoặc tận dụng tốt các ưu đãi của các FTA vì tính phức tạp và số lượng lớn các quy tắc khiến doanh nghiệp ngần ngại. Do vậy, doanh nghiệp đến nay mới chỉ tận dụng được 30% ưu đãi từ FTA.

Một khó khăn khác mà VASEP nêu ra là rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại. Theo đó, thủy sản Việt Nam được hưởng lợi về thuế nhưng cũng là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay lao động rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng Việt Nam.

Ví dụ như, những quy định của TPP về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó khăn cho một số mặt  hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thủy, hải sản; còn về môi trường, có những yêu cầu cam kết trợ cấp đánh bắt thủy sản có thể gây bất lợi cho chính sách phát triển của ngành khai thác.

Với những khó khăn này, VASEP kiến nghị, việc theo dõi và cung cấp thông tin, biến động trên thị trường là rất cần thiết, đồng thời cần có biện pháp xử lý những động thái tạo rào cản thương mại và kỹ thuật tại các thị trường.

Báo Hải Quan, 02/01/2016
Đăng ngày 03/01/2016
Phan Thu

Xu hướng xuất khẩu ngành tôm châu Á 2024

Tại sự kiện Health and Nutrition Asia 2024 diễn ra ở Thái Lan, các chuyên gia đã nêu lên những thách thức lớn mà ngành tôm châu Á đang phải đối mặt, bao gồm dịch bệnh và sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador.

Tôm thẻ
• 11:07 04/07/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 08:00 29/06/2024

Lợi nhuận khủng từ ‘‘mực xà’’ của cư dân biển Quảng Ngãi

Mực xà - cái tên nghe vừa lạ vừa quen, mực xà không chỉ là một loại hải sản phổ biến mà còn là nguồn thu lớn đối với cư dân vùng biển Việt Nam. Với nhiều đặc điểm nổi bật và giá trị kinh tế cao, mực xà đã trở thành một sản phẩm quan trọng trong ngành nghề cá và đóng góp tích cực vào nền kinh tế địa phương.

Mực xà
• 10:31 27/06/2024

Phương hướng hoạt động của Hiệp hội thủy sản năm 2024 - 2025

Hiệp hội xuất khẩu thủy sản sẽ tập trung vào các hoạt động chính sau để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2024 và tiếp tục phát triển bền vững trong năm 2025, bao gồm các phương hướng hoạt động như sau:

Hải sản
• 14:00 18/06/2024

Hiện tượng san hô trắng

Hiện tượng san hô trắng, hay còn gọi là tẩy trắng san hô, là một hiện tượng đáng báo động đối với hệ sinh thái biển. Khi môi trường sống bị thay đổi, đặc biệt là nhiệt độ nước biển tăng cao, san hô sẽ bị stress và đẩy tảo ra khỏi cơ thể. Điều này khiến san hô mất đi màu sắc tự nhiên và trở nên trắng toát.

San hô
• 20:04 07/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 20:04 07/07/2024

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 20:04 07/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:04 07/07/2024

Những dưỡng chất mà tôm có thể hấp thụ qua mang

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của tôm để hấp thụ dưỡng chất chính là mang. Mang tôm không chỉ giúp tôm hô hấp mà còn đóng vai trò trong việc hấp thụ các dưỡng chất từ môi trường nước.

Tôm thẻ
• 20:04 07/07/2024
Some text some message..