Dấu hiệu vũ khí hóa học ​được tìm thấy trong tôm ở Thụy Điển

Các chuyên gia Thụy Điển phát hiện trong những con tôm ở vùng bờ biển phía Tây của nước này có dấu hiệu của vũ khí hóa học. – Theo nghiên cứu của cơ quan quốc gia Thụy Điển về tài nguyên nước.

Bên trong những con tôm ở Thụy Điển xuất hiện dấu hiệu vũ khí hóa học ​
Tôm mới bắt. Ảnh: Hans Deryk / Reuters

Dấu vết của một tác nhân chiến tranh hóa học đã được tìm thấy trong tôm đánh bắt gần đảo Maseskar của Thụy Điển nơi 28 tàu với hóa chất và vũ khí khác bị đánh chìm bởi các đồng minh sau Thế chiến II. "Nồng độ hóa chất rất thấp, không nguy hiểm cho người tiêu dùng, nhưng đây là những chất không nên có mặt trong môi trường biển." nhóm nhà khoa học nhấn mạnh.

Trong nghiên cứu đã nói rằng khu vực đánh bắt được những con tôm này là khu vực mà trong thời gian Thế chiến thứ II,  28 con tàu chứa các loại vũ khí hóa học của các nước đồng minh đã bị nhấn chìm ở độ sâu 200 m. Theo thông tin đưa ra thì các phân tích cho thấy trong những con tôm đánh bắt được có chứa chất độc Diphenylchloroarsine ở mức độ thấp không nguy hiểm đối với con người. Các chất này có khả năng rò rỉ vào trong nước từ các quả bom phân hủy trên tàu bị chìm.

Hóa chất được đặt tên là CLARK 2 (Chlor-Arsen-Kampfstoff 2) của người Đức, người đã phát minh ra nó vào năm 1918, Nó tấn công niêm mạc và phổi, gây ho, nhức đầu và ói mửa ở người. Năm ngoái, hàm lượng thấp diphenylchlorarsine (<1.3 ng/g) cũng được tìm thấy trong cá bơn và tôm hùm Na Uy gần đảo Maseskar.

Cơ quan này kêu gọi một lệnh cấm đánh bắt cá hoàn toàn trong khu vực xung quanh đảo, nằm ở eo biển Skagerrak nối Biển Bắc và Biển Baltic.Các tàu cá của Thụy Điển và nước ngoài hoạt động trong khu vực theo các thỏa thuận quốc tế.

Các nhà khoa học Thụy Điển hiện đang cảnh báo rằng dấu vết của chất độc cũng có thể có trong cá biển Baltic, nói rằng họ đang có kế hoạch mở rộng nghiên cứu của họ về vấn đề này.

Đăng ngày 13/07/2018
Lệ Thủy lược dịch từ rt.com
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 12:38 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 12:38 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 12:38 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:38 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 12:38 20/04/2024