Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
Cá tra đóng góp 18% tổng sản lượng NTTS ở Bangladesh.

Chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản ngày càng được áp dụng rộng rãi như một công cụ để giảm thiểu những tác động tiêu cực và tăng lợi ích của người tiêu dùng, xã hội cũng như năng lực trong sản xuất và tiếp thị sản phẩm. Mục đích của chứng nhận là cung cấp cho người mua, người tiêu dùng sự đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng và tuân thủ đủ các tiêu chuẩn nhất định đồng thời phù hợp để xuất khẩu. 

Bangladesh là một trong những quốc gia sản xuất thủy sản hàng đầu, trong đó cá tra (Pangasianodon hypopthalamus) đóng góp 18% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản. Tỷ lệ đáng kể này dường như là do sự tăng trưởng nhanh chóng sau khi thực hiện thành công sinh sản nhân tạo, sử dụng tốt thức ăn công nghiệp, tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao và khả năng phát triển của loài này ở mật độ nuôi cao. Tuy nhiên, với sản lượng cá tra ngày càng tăng ở Bangladesh, có những lo ngại đang nổi lên liên quan đến tác động tiêu cực của việc nuôi cá tra đối với môi trường địa phương và cộng đồng sản xuất. 

nuôi thủy sản ở Bangladesh
Bangladesh là một trong những quốc gia sản xuất thủy sản hàng đầu. Ảnh: Jaflong Sylhet.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người tiêu dùng ở Bangladesh sẵn sàng trả tiền cho cá tra chất lượng tốt hơn dựa vào quan sát cảm quan bao gồm độ sáng (sáng/không sáng), màu sắc (trắng/không trắng) và mùi (mùi tự nhiên/mùi khó chịu). Nếu cá có mùi khó chịu thì giá cá tra giảm 7,2%. Đối với nhóm dân số có thu nhập cao, màu trắng của cá tra làm tăng giá đáng kể lên 2,6%, trong khi đối với người tiêu dùng nhóm tuổi trưởng thành (trái ngược với người tiêu dùng trẻ và già), màu trắng của thịt cá làm tăng giá cá tra lên 1,4%. Tại các vùng tiêu thụ cá tra lớn ở Bangladesh (các thành phố lớn), mắt cá sáng đã làm tăng giá cá tra lên 4,2%. Hàm ý ở đây là nông dân và các bên tham gia sản xuất cá tra có thể đạt được giá cao hơn tại thị trường nội địa bằng cách nâng cao chất lượng cá tra thông qua việc đáp ứng các yêu cầu về chứng nhận.

Thật không may, nỗ lực xuất khẩu các sản phẩm cá tra ra thị trường quốc tế trong những năm gần đây ở Bangladesh đã thất bại. Các nước nhập khẩu của Liên minh Châu Âu đã thiết lập một số chỉ thị và luật pháp liên quan đến việc nhập khẩu các sản phẩm nuôi trồng thủy sản từ các nước đang phát triển đặc biệt nhấn mạnh đến các yếu tố môi trường, truy xuất nguồn gốc và các vấn đề liên quan khác, những yếu tố này không được người nuôi trồng thủy sản ở Bangladesh đáp ứng đúng mức. 

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, các cơ quan chứng nhận khác nhau quy định việc nuôi cá tra và một trong số đó là Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC). Kể từ năm 2014, số trang trại được chứng nhận ASC tại Việt Nam đã lên tới 48 trang trại, với sản lượng hàng năm là 202.641 tấn, điều này cho thấy tầm quan trọng của chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản. Mức sản lượng này tương đương một nửa tổng sản lượng cá tra ở Bangladesh (447.372 tấn), cho thấy Việt Nam đã cải thiện phương thức nuôi trồng thông qua việc áp dụng chứng nhận nuôi trồng thủy sản. 

Nghiên cứu hiện tại đánh giá năng lực của người nuôi cá tra Bangladesh bằng cách so sánh thực hành của họ với các tiêu chuẩn nuôi do Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) quy định đồng thời cũng tìm hiểu lý do tại sao người nuôi cá tra ở Bangladesh không thể tuân thủ yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản?


Trình độ người nuôi là rào cản để Bangladesh đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Ảnh: Twitter/@sutarto99.

Kết quả cho thấy rằng những người nuôi cá tra ở Bangladesh có tiềm năng nhưng trình độ của họ chưa tương ứng với các hoạt động nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận ASC, điều này vẫn là một thách thức đối với người nông dân trong việc thực hiện. Trong số 57 chỉ tiêu, chỉ có 35% đạt ở mức tốt nhất/tốt, hầu hết thuộc về khía cạnh sản xuất, kinh tế (47%) và môi trường (40%), ít nhất ở khía cạnh xã hội (29%). Nguyên nhân chính được cho là do việc mở rộng nuôi cá tra không được kiểm soát, nơi người nuôi có thể sử dụng bừa bãi đất của họ để làm trại nuôi cá, đào ao, cho ăn, sử dụng thuốc và thuê nhân công không theo bất kỳ quy tắc, quy định tiêu chuẩn nào.

Nhìn chung, để đạt được chứng nhận nuôi trồng thủy sản, cần phải cải thiện hoạt động của các hệ thống nuôi trồng thủy sản theo tất cả các khía cạnh, trong đó các khía cạnh xã hội và môi trường đòi hỏi sự chú ý nhiều nhất để giảm thiểu những thiếu sót trong việc đáp ứng tiêu chuẩn ASC. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất một số chiến lược để đạt được chứng nhận nuôi trồng thủy sản ở Bangladesh bao gồm thứ nhất là tạo ra các cụm hợp tác kinh doanh nông nghiệp, thứ hai là tiến hành đào tạo thực hành quản lí hiệu quả và cuối cùng là cải thiện khuôn khổ pháp lý và sự tham gia của các bên, đảm bảo hỗ trợ liên chính phủ trong việc thực hiện để đạt được chứng nhận.

Đăng ngày 21/10/2021
Uyên Đào @uyen-dao
Thế giới
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Dự báo giá tôm Việt Nam tiếp tục giảm từ sức ép tôm Ecuador

Doanh số tháng 5/2023 giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái khi sản lượng tôm tiêu thụ sụt giảm sâu. Giá tôm thương phẩm Việt Nam được dự báo còn tiếp tục giảm nhẹ thời gian tới trước sức ép từ tôm Ecuador.

Chế biến tôm
• 13:25 04/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 14:50 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 13:55 31/05/2023

Xuất khẩu tôm tiếp tục xu hướng giảm

Tháng 4/2023, xuất khẩu (XK) tôm của Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm của những tháng trước, đạt 287 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 887 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chế biến tôm
• 15:20 29/05/2023

Dự báo giá tôm Việt Nam tiếp tục giảm từ sức ép tôm Ecuador

Doanh số tháng 5/2023 giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái khi sản lượng tôm tiêu thụ sụt giảm sâu. Giá tôm thương phẩm Việt Nam được dự báo còn tiếp tục giảm nhẹ thời gian tới trước sức ép từ tôm Ecuador.

Chế biến tôm
• 17:27 04/06/2023

Tự đưa ra kết luận tôm có chất bảo quản, nhiều thương lái ép giá tôm của nông dân

Sáng 3/6, người nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) thông tin đến Báo Bạc Liêu về vụ việc bị thương lái ép giá vì cho rằng tôm có hàm lượng chất bảo quản vượt mức cho phép.

Tôm thẻ
• 17:27 04/06/2023

5 loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe

Những loại hải sản nào đặc biệt tốt cho sức khỏe, các chuyên gia đã có chỉ dẫn sau.

Thủy hải sản
• 17:27 04/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 17:27 04/06/2023

4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
• 17:27 04/06/2023