Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
Tìm hiểu đầy đủ các thông tin cơ bản về bệnh gan thận mủ trên cá tra.

Lịch sử của bệnh

Đầu tiên, bệnh xuất hiện trên cá da trơn Mỹ (Ictalurus punctatus) vào năm 1976, gây thiệt hại nặng nề nhưng chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Khi đó người ta lấy triệu chứng nhiễm trùng huyết và niêm mạc đặt tên cho bệnh này. Mãi đến năm 1981, bệnh mới được mô tả đầy đủ, và tên vi khuẩn gây bệnh Edwardsiella Ictaluri đã được đặt theo loài cá da trơn của Mỹ.

gan thận mủ

Cá tra Việt Nam (Pagasianodon hypophthalmus) với năng suất và sản lượng cao hơn được nuôi thay thế cho cá basa, phát triển từ năm 1992. Do mật độ nuôi ngày càng tăng, nên bệnh trên cá tra nuôi ngày càng phát triển. Năm 2002, bệnh Gan thận mủ ở Việt Nam mới được công bố, các năm tiếp theo, bệnh này tiếp tục xuất hiện trên hơn 10 loài cá khác, nhưng cá tra vẫn loài bị thiệt hại nặng nhất.

Về vi khuẩn gây bệnh

Edwardsiella Ictaluri là một loại vi khuẩn không di động, dạng trực khuẩn. Nó sống rất lâu trong bùn đến 95 ngày ở 25oC. Vi khuẩn sẽ xâm nhập trực tiếp từ nước theo thức ăn vào ruột cá (đầu vào là hốc mũi, mang…). Ngoài ra cá bị trầy xước do đánh bắt, nuôi mật độ cao cũng sẽ tạo cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập. Chim cò hay dụng cụ nuôi cũng có thể là vật làm lây lan mầm bệnh. Do đó, theo kinh nghiệm, thấy chim cò bay lượn trên ao thì nguy cơ cá tra đã mắc bệnh là rất cao.


Vi khuẩn sẽ phát triển mạnh vào những tháng có nhiệt độ thấp, mưa bão trong năm, lúc nhiệt độ vào khoảng 20-28oC. Có trường hợp áp thấp nhiệt đới vài ngày, cá tra cũng có thể nhiễm khuẩn, sau khi vùng áp thấp tan thì bệnh cũng tự nhiên hết mà không cần điều trị.

Giai đoạn mắc bệnh và bệnh tích đặc trưng

Cá bệnh từ 10 ngày tuổi (5gr/con) từ khi thả cá bột. Vì quá nhỏ nên thường khó thấy được dấu hiệu bệnh tích bằng mắt thường. Cá có thể chết kéo dài đến hết giai đoạn cá giống. Cá đạt cỡ 400-500g thì sẽ ít nhiễm bệnh hơn. Cá càng nhỏ, tỷ lệ chết lại càng cao. 

Trong một chu kỳ nuôi, cá có thể mắc bệnh nhiều lần. Với các triệu chứng lâm sàng khá giống với các bệnh khác: gầy yếu, mất vẻ sáng bóng, bơi xoay vòng, tách đàn hoặc bỏ ăn ngay sau khi nhiễm khuẩn. Dấu hiệu nhận biết của bệnh này là xuất hiện các đốm trắng hoại tử (2-3mm) dày đặc trên thận, lá lách và gan cá. Thận trước và lá lách sưng rất to và có sự thay đổi màu sắc của các nội quan.

gan thận mủ

Đặc biệt, khi đúng mùa thì bệnh mới biểu hiện triệu chứng điển hình, vì khi đó độc lực mạnh nhất. Nhưng ngoài lúc có dịch, bệnh dễ ghép với nhiều bệnh khác, khi đó việc phòng trị sẽ phức tạp hơn. Cụ thể: mùa nóng thường ghép với bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Mùa lạnh là vi khuẩn Flavobacterium columnare hoặc một số loài ký sinh trùng khác.

Lưu ý khi phòng trị

Vì vi khuẩn sống lâu được trong bùn nên khâu cải tạo ao là rất quan trọng, phải nạo vét hết bùn đáy ao thật kỹ. Bón vôi, diệt khuẩn, phơi đáy ao đủ lâu. Đối với ao nuôi lại sau khi nhiễm bệnh phải tạt hóa chất giữ 8-10 ngày, sau đó mới xả nước bỏ để diệt khuẩn.

Bệnh gan thận mủ sẽ nặng hơn nếu chất lượng nước kém, dinh dưỡng không đảm bảo, hoặc cá bị trầy xước hay đã mắc bệnh từ trước. Do đó, các nguyên tắc phòng bệnh chung bao gồm chú ý lượng cho ăn, tăng cường sức đề kháng, cải thiện chất lượng nước và đảm bảo ổn định cho quá trình vận chuyển.

gan thận mủ

Gan thận mủ là căn bệnh khó phòng và chưa có thuốc đặc trị. Về nguyên tắc vẫn có thể sử dụng kháng sinh nhưng phải đảm bảo đúng nguyên tắc sử dụng, ngưng thuốc trước khi thu hoạch. Đã có vacxin phòng bệnh này, nhưng chưa được phổ biến ở Việt Nam. Cuối cùng, khi cá đã mắc bệnh thì phải ghi nhớ là trị bệnh cho cả đàn cá trong ao chứ không phải chỉ trị cho những con đã nhiễm bệnh. Nên quan sát thể trạng chung, trường hợp bệnh quá nặng thì không nên mất tiền điều trị vô ích.

Đăng ngày 13/12/2021
Hà Tử @ha-tu
Dịch bệnh

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 21:51 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 21:51 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 21:51 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:51 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 21:51 23/04/2024