Đầu tư 2,2 tỉ đồng nuôi cá, thu... 7 triệu

Kỳ vọng sẽ “làm thay đổi đời sống người dân ở vùng nông thôn nghèo khó”, nhưng dự án nuôi cá thương phẩm làm nhiều người dân khốn đốn.

nuôi cá hồ
Lồng bè, lưới lồng nuôi và máy móc bị bỏ hoang phế trên bè nổi ở lòng hồ Ia Dreh sau khi dự án nuôi cá đổ bể - Ảnh: B.D.

Từng được kỳ vọng sẽ “làm thay đổi đời sống người dân ở vùng nông thôn nghèo khó”, nhưng dự án nuôi cá thương phẩm trên lòng hồ Ia Dreh (Krông Pa, Gia Lai) với vốn đầu tư 2,2 tỉ đồng chỉ thu được... 7 triệu đồng khi kết thúc.

Nhiều hộ dân góp vốn tham gia dự án này bức xúc cho biết làm giàu đâu chưa thấy, chỉ thấy thêm nợ sau khi dự án thất bại hoàn toàn.

“Họ giới thiệu nếu ai đầu tư sẽ thu về mấy trăm triệu đồng chỉ sau một năm nên tôi “cắm” sổ đỏ đi vay ngân hàng, dốc vốn vào đó nhưng không thu được đồng nào, giờ tôi lại gánh nợ ngân hàng 55 triệu đồng” - ông Nguyễn Duy Ngô, người tham gia dự án này, bức xúc.

Theo ông Ngô, tháng 8-2012 Sở Khoa học - công nghệ Gia Lai cùng Ban quản lý khai thác các công trình thủy lợi Krông Pa đã phối hợp triển khai dự án xây dựng mô hình nuôi cá thương phẩm tại hồ thủy lợi Ia Dreh với vốn đầu tư 2,2 tỉ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 1 tỉ, các hộ dân tham gia dự án đóng 1,2 tỉ đồng.

Cuối năm 2012 sau khi đưa dân đi tập huấn, dự án bắt đầu đi vào nuôi thả 1.000 con cá chình, 5.000 con cá lăng nha và 2.500 cá thát lát cườm.

Theo kế hoạch, cuối năm 2013 sẽ cho thu hoạch và thả tiếp lứa thứ hai. Tuy nhiên do lồng bè nuôi cá bị phá trong quá trình nuôi, toàn bộ cá bị sổng ra ngoài. “Người dân tiếp tục góp tiền thả lứa thứ hai, nhưng càng nuôi cá càng còi cọc, nhiều đợt thả xuống thấy cá chết trắng bụng trên mặt nước” - ông Võ Văn Nhật, một hộ dân, cho biết.

Theo kế hoạch, vào tháng 7-2014 cá sẽ được thu hoạch và các bên phân chia lợi nhuận. Thế nhưng cá chỉ đạt... 0,4 kg/con, không đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường nên dự án phải gia hạn, nhiều người bỏ cuộc và chấp nhận mất tiền, chỉ còn bốn hộ bám trụ.

Giữa năm 2015, cá trong các bè lại chết sạch, chỉ còn sót lại những con cá nhỏ và gầy ốm. “Cha con tôi tiếc quá nên bắt lên rồi đưa ra thị trấn bán nhưng chẳng ai mua. Chúng tôi lại đóng thùng lạnh về Phú Yên bán dọc đường nhưng họ chê quá nhỏ, phải đổ hết” - ông Ngô kể.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các đơn vị tham gia tại lễ tổng kết dự án vào tháng 8-2015, dự án “đã có những thành công về mặt... xã hội học” (!).

Khảo sát, đánh giá tiềm năng “quá ẩu tả”

Theo ông Đinh Xuân Duyên - trưởng Phòng nông nghiệp Krông Pa, dự án nuôi cá ở Ia Dreh bị thất bại do điều kiện tự nhiên không phù hợp, khâu khảo sát đánh giá tiềm năng của dự án quá ẩu tả, chủ nhiệm đề tài là cán bộ đê điều không có chuyên môn trong lĩnh vực này, các hộ tham gia cũng chưa có kinh nghiệm nuôi cá bè trên lòng hồ.

Tuổi trẻ, 24/03/2016
Đăng ngày 24/03/2016
Thái Bá Dũng
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 09:43 17/05/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 10:30 16/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 09:40 16/05/2024

Độ sâu ao nuôi tôm nói lên điều gì?

Trong ao nuôi tôm, một yếu tố quan trọng thường ít được nhắc đến, nhưng lại vô cùng quan trọng, đó là "độ sâu mực nước". Điều gì làm nên ý nghĩa và tầm quan trọng của độ sâu mực nước ao trong quá trình nuôi tôm? Hãy cùng nhìn sâu vào "lòng" của ao nuôi để khám phá sự ảnh hưởng mà độ sâu mực nước mang lại.

Ao nuôi tôm
• 08:00 16/05/2024

Bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu
• 05:22 20/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 05:22 20/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 05:22 20/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 05:22 20/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 05:22 20/05/2024