Đầu tư điện năng: Bí quyết giúp tôm Ecuador bật nhảy

Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành tôm Ecuador luôn cố gắng thích nghi và chuyển mình, trong đó, cách giải quyết điện năng đã tạo nên khác biệt lớn.

nuôi tôm ở Ecuador
Ngành tôm Ecuador đã có sự chuyển mình mang lại nhiều kinh ngạc.

Thay đổi của ngành tôm Ecuador

Cùng với Việt Nam, Ecuador là quốc gia có giá trị tôm xuất khẩu tăng trong nửa đầu năm 2020, năm kinh tế toàn thế giới bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Nếu Việt Nam được biết đến là đất nước bị tác động ít nhất do sự kiểm soát dịch tốt thì Ecuador là đất nước có khả năng thích ứng và chuyển mình tốt với thời đại kể từ năm 2019, năm mà giá tôm tuột dốc thảm hại. Mặc dù trong những tháng của quý 3 năm 2020, Ecuador lại tiếp tục gặp phải các vấn đề xuất khẩu tôm liên quan đến Covid-19 làm cho sản lượng tôm xuất khẩu giảm đi hơn một nửa.

Ngành tôm Ecuador bắt đầu thay đổi từ năm 2016, tiền đề chính là sự hợp tác giữa tập đoàn GPS (một hệ sinh thái kinh doanh thiết kế và thực thi các biện pháp và dịch vụ nhằm tập trung vào khả năng cạnh tranh và bền vững ở Ecuador) và Aquamar để giải quyết vấn đề chi phí điện năng sử dụng. Aquamar là trang trại nuôi tôm có hiện tích 600ha và là trang trại duy nhất sử dụng 100% điện năng cho hoạt động của máy bơm và hệ thống sục khí. Tại Ecuador, điện được phân phối bởi Công ty CNEL EP và giá do nhà nước quy định.

GSP cùng Aquamar cùng nhà sản xuất máy bơm hiện đại Delta Delfni đã nghiên cứu về các vấn đề liên quan trong kĩ thuật, kinh tế và môi trường nhằm thiết lập giá trị cân bằng giữa điện và dầu diesel. Điều này sẽ chứng minh cho Chính phủ thấy rằng mấu chốt của vấn đề trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế chính là sự khuyến khích về giá điện.

Qua sự việc này, GPS đã xác định cơ sở phát triển của mình, họ quyết định gọi chương trình đó là Aqua 2.0, “Nuôi trồng thủy sản của tương lai”, mục đích là thay thế các nguyên liệu hóa thạch bằng các nguồn năng lượng mới cho 50.000 ha diện tích nuôi tôm của Ecuador tính đến năm 2030.


Sản phẩm tôm xuất khẩu của Ecuador.

Điện năng luôn là vấn đề chính

Chính phủ Ecuador đã làm rất tốt trong việc sản xuất điện với sự đầu tư lớn về các dự án thủy điện. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là sự đầu tư vào các truyền tải phụ và sự phân bố cơ sở hạ tầng. Thực tế, các vùng nuôi tôm thường nằm ở các vùng sâu, vì vậy việc thiếu chất lượng và số lượng trong vận hành của các ao nuôi tôm là điều hiển nhiên.

Vấn đề sẽ gặp phải khi thành lập nguồn cung cấp điện đáng tin cậy

Khả năng kết nối giữa tư nhân và cộng đồng.

Kiến thức về sự hiểu quả của năng lượng trong vận hành trại nuôi.

Kết nối các nguồn tài chính cho các cơ sở hạ tầng công và tư.

Sự chuyển đổi bắt đầu

Ban đầu GPS là nhà cố vấn chiến lược cho Aquamar, sau đó họ chia sẻ nghiên cứu của mình một cách rộng rãi đến các trại nuôi bao gồm cả nông dân cũng như các hiệp hội sản xuất. Họ đang thực hiện các hợp tác công và tư nhằm phát triển các chính sách công trong chương trình điện khí hóa nuôi tôm quốc gia. Thực vậy, họ đã phát triển một hệ sinh thái kinh doanh nhằm quản lí các đơn vị doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ như công ty EPC chuyên về điện nặng, tự động hóa và dịch vụ cơ sở hạ tầng năng lượng cùng nhiều chương trình bền vững với môi trường và hợp pháp. Ngoài ra, hệ sinh thái của họ còn có các doanh nghiệp cung cấp công nghệ, trang thiết bị, biện pháp công nghệ sinh học kể cả xuất khẩu tôm. Và GPS đang phát triển 2 đơn vị về biện pháp tài chính và năng lượng tái tạo.

Hầu hết các vùng nuôi tôm ở Ecuador nằm ở các vùng xa xôi, vì vậy vận điện ngăn luôn là vấn đề lớn.

Các thành tựu đã đạt được

Ecuador đã thiết lập sự cạnh tranh về giá cả điện năng cho ngành thủy sản, phát triển chương trình điện quốc gia cho các trại nuôi tôm. Thiết lập khung pháp lí cho phép các công ty tư nhân đầu tư vào các cơ sở điện năng và đang cố gắng để đạt được chứng nhân xanh (sự trung tính carbon) trong sản xuất tôm. Nhưng thành tựu lớn nhất có lẽ chính là sự hợp tác giữa công và tư trong sự chuyển đổi năng lượng trong sản xuất thành hiện thực. Người nông dân có thể sử dụng nguồn năng lượng sạch để sản xuất và Ecuador đang cung cấp cho thế giới các con tôm được sản xuất bền vững và hòa nhập với sự biến đổi khí hậu.

Nhưng ngoài ngoài vấn đề cung cấp điện người nông dân còn phải đối mặt với các vấn đề khác nhau như dịch bệnh, thiên tai, các chính sách và sự khủng hoảng kinh tế. Mọi người sản xuất trong thị trường giá bán thấp và cung vượt cầu nên phải sản xuất con tôm với chi phí thấp và trở nên cạnh tranh, bền vững hơn.

Thuận lợi của các mô hình nuôi tôm ở Ecuador

Ecuador nổi tiếng với mô hình nuôi nhiều giai đoạn và mật độ thấp, chỉ từ 8-25 con/m2. Tôm giống sẽ được ương từ 15-45 ngày sau đó trong khoảng 30-45 ngày thì chuyển sang ao thương phẩm và sau đó chúng sẽ được nuôi đến đạt kích thước thương phẩm.

Trong thời điểm khó khăn do tác động của dịch Covid-19, người nuôi tôm Ecuador được đặt trong chế độ sinh tồn. Trước đại dịch họ đã phải đối mặt với sự rớt giá. Lúc này họ lại đối mặt với việc vì sự phong tỏa xã hội đã hạn chế sự vận hành và thu hoạch tôm. Một số người nuôi quyết định treo ao, số khác giảm ao nuôi và nhân công. Khi mọi việc trở nên khả quan hơn thì Trung Quốc thông báo rằng họ tìm thấy dấu vết virus Covid-19 (dạng không sống) trên gói bao bì sản phẩm từ Ecuador. Điều này dẫn đến khủng hoảng kinh tế và giảm nhu cầu đáng kể, giá tôm giảm kỉ lục. Tuy vậy, một số doanh nghiệp lại thích ứng với điều này nằng cách thắt chặt an toàn sinh học hơn trong quá trình chế biến ở nhà máy, chuyển hướng xuất khẩu trọng tâm đến các nước khác (trước đây Ecuador là quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất cho Trung Quốc chiếm 60% thị phần tôm ở Trung Quốc, mặt hàng chủ yếu là tôm chưa chế biến).

Ecuador đang cố gắng để đạt được chứng nhận không carbon trong nuôi tôm. Người tiêu dùng và ngành công nghiệp thủy sản luôn nhận thức được sự tác động của ngành tôm đối với biến đổi khí hậu. Vì vậy sự lựa chọn một sản phẩm giảm tác động đến môi trường sẽ trở thành xu hướng và thiết thực.

Tương lai ngành tôm của Ecuador 

Ecuador đang trên giai đoạn chuyển đổi trong cách vận hành và hệ thống sản xuất. Con đường họ phải đi chính là thực thi an toàn sinh học, công nghiệp hóa và số hóa trong thập kỉ tới. Điều này có thể thấy rõ, càng ngày các công nghệ như hệ thống tuần hoàn nước RAS được ứng dụng trong các ao lớn, máy bơm nước tự động, máy sục khí, máy cho ăn kể cả thiết bị đo chất lượng nước đều được kết nối và quản lý dưới dạng dữ liệu, có thể truy xuất đầy đủ cũng như áp dụng thêm trí tuệ nhân tạo (AI). Ecuador đang làm rất tốt những điều này.

Tương tự ở Việt Nam, chúng ta đã rất thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, chúng ta đã có những hướng đi chiến lược trong việc phân phối sản phẩm tôm xuất khẩu đến các thị trường tiêu thụ khác nhau, nhờ đó không bị phụ thuộc bất kì quốc gia nào khác. Tuy vậy, nếu nhìn nhận thực tế ngành tôm chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được cải thiện và chuyển đổi nhằm thích ứng với xu thế của thế giới. Qua những gì Ecuador đã và đang làm, phần nào đó đã có thể giúp Việt Nam xác định rõ ràng hơn về con đường phát triển trong những năm tới đây.

Đăng ngày 09/09/2020
Triệu
Thế giới

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 21:02 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 21:02 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 21:02 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 21:02 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 21:02 28/01/2025
Some text some message..