ĐBSCL cần trữ ngọt ngay từ bây giờ

Theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, từ giữa tháng 2, mặn có khả năng xâm nhập sâu và nguy hiểm. Do đó, các địa phương cần phải tích trữ nguồn nước ngọt tối đa ngay từ bây giờ khi ngoài sông nguồn ngọt vẫn xuất hiện khá thuận lợi, đồng thời cần chủ động chuẩn bị kế hoạch phòng chống hạn- mặn.

ĐBSCL cần trữ ngọt ngay từ bây giờ
Ngành chuyên môn lấy mẫu kiểm chất lượng nguồn nước tại một trạm cấp nước nông thôn ở huyện Mang Thít.

Theo ông Trần Bá Hoằng- Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, vào tháng 2, các vùng ở ĐBSCL cách cửa sông 40- 50km sẽ có mặn vượt mức 4‰, đặc biệt từ giữa tháng 2 trở đi, còn khi triều thấp, chân triều vẫn có thể xuất hiện nước ngọt, vùng từ 50km trở vào, mặn 4‰ xuất hiện không thường xuyên, chỉ ảnh hưởng vào các ngày triều cường.

Trong tháng 3- 4, nếu có xả nước thượng lưu, mặn sẽ giảm trở về như tháng 1, 2. Riêng trong tháng 5, nếu không có mưa thì độ mặn trên các cửa sông vẫn còn cao như tháng 4 và có khả năng kéo dài sang tháng 6.

Để đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh những tháng mùa khô năm 2018- 2019, Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam khuyến cáo các địa phương ĐBSCL cần phải có kế hoạch triển khai công tác phòng chống hạn, xâm nhập mặn để chủ động ngay từ thời điểm hiện nay.

Theo đó, bên cạnh giải pháp bơm tưới chống hạn, cần có kế hoạch chủ động sản xuất, bố trí mùa vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Một số khu vực có nguồn nước khó khăn hoặc xa nguồn ngọt cần phải xem xét lựa chọn loại cây trồng chịu hạn, ít sử dụng nước.

trữ ngọt, xâm nhập mặn, nguồn nước, hạn mặn, môi trường

Trong ảnh: Nhà vườn ở cù lao dài với sáng kiến trữ nước ngọt trong túi nilon ở mương vườn ứng phó xâm nhập mặn.

Về lâu dài, cần có chiến lược cấp nước ngọt cho các vùng xa nguồn ngọt, trong đó đặc biệt chú ý nâng cấp các kinh chuyển nước ngọt, trạm bơm chân triều.

Tại Vĩnh Long, dự báo độ mặn dọc sông Cổ Chiên, tại trạm Thanh Bình (Vũng Liêm, cách cửa sông 50km), độ mặn cao nhất trong mùa khô dao động ở mức từ 4- 7‰.

Cụ thể, trong tháng 2 nước ngọt có khả năng xuất hiện thường xuyên, những lúc triều cao mặn vượt trên 4‰. Tháng 3, 4, nguồn nước ngọt rất khó khăn vào những lúc triều thấp, chân triều có khả năng xuất hiện nước ngọt.

Độ mặn tháng 5 sẽ nhỏ hơn dự báo nếu có mưa. Riêng cửa Cung Hầu- sông Cổ Chiên và cửa Định An- sông Hậu, tại các trạm Trung Thành Tây (Vũng Liêm, cách cửa sông 60km), trạm xã An Phú Tân (Cầu Kè- Trà Vinh, cách cửa sông 60km, điểm đo gần với xã Tích Thiện, Trà Ôn- Vĩnh Long) thì nước ngọt có khả năng xuất hiện dồi dào, chỉ những lúc triều cao mới xuất hiện mặn. Dự báo độ mặn cao nhất trong mùa khô tại 2 trạm đo này lần lượt dao động ở mức 3- 6‰ và 1- 3‰.

Để chủ động phòng chống và ứng phó hiệu quả với hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, ông Trần Hoàng Tựu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh- chỉ đạo các địa phương phải xây dựng kế hoạch phòng chống hạn, mặn xâm nhập, nhất là các huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Mang Thít, trong đó có tính đến biện pháp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho người dân; lên kế hoạch vận hành hệ thống công trình thủy lợi và các trạm cấp nước sinh hoạt, đảm bảo chống hạn, ngăn mặn an toàn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, đặc biệt ở 2 huyện Trà Ôn và Vũng Liêm.

Bên cạnh, chuẩn bị tốt kế hoạch thực hiện công trình thủy lợi năm 2019, trong đó tập trung nạo vét kinh, rạch nội đồng, chuẩn bị các phương tiện bơm tát chống hạn.

Những vùng không đảm bảo nguồn nước tưới cho suốt vụ, phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng để các xã và nhân dân biết, chủ động đối phó.

Báo Vĩnh Long
Đăng ngày 23/02/2019
Thành Long
Môi trường

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 13:56 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 13:56 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 13:56 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 13:56 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 13:56 19/01/2025
Some text some message..