ĐBSCL: Khô hạn và xâm nhập mặn diễn biến bất thường

Mùa khô năm 2018 ở ĐBSCL mới bắt đầu nhưng nhiều nơi khô hạn và xâm nhập mặn đã xảy ra với diễn biến nhanh.

ĐBSCL: Khô hạn và xâm nhập mặn diễn biến bất thường
Đập tạm ngăn sông bằng cừ larsen được Kiên Giang khẩn trương thi công để ngăn mặn, giữ ngọt

Ngành nông nghiệp các địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp, đầu tư kết cấu hạ tầng, hệ thống thủy lợi nhằm ngăn mặn, tích nước ngọt phục vụ SX và dân sinh. 

Khẩn cấp ngăn sông giữ ngọt

Khô hạn cùng với việc các địa phương tăng cường bơm tưới cho lúa ĐX 2017 – 2018 khiến nguồn nước ngọt trên hệ thống kênh rạch sụt giảm nhanh. Cùng với đó, đợt triều cường sau tết đã đẩy nước mặn lấn sâu vào nội đồng.

trữ ngọt, ngăn mặn, xâm nhập mặn, môi trường nuôi, môi trường
Ông Nguyễn Văn Tâm (đi đầu), GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra tình hình ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ SX tại huyện Kiên Lương

Tại các huyện ven biển Tây thuộc tỉnh Kiên Giang như: Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, chỉ trong mấy ngày (từ mùng 7 đến mùng 10 tháng Giêng), mặn theo kênh xáng Rạch Giá – Hà Tiên với nộng độ từ 6 - 8 phần nghìn đã xâm nhập vào hệ thống kênh nội đồng hàng chục km. Trong khi đó, trên 100.000ha lúa ở khu vực này hầu hết đang trong thời kỳ ôm đòng, trổ - chín khiến nông dân hết sức lo lắng. Vì đây là thời kỳ cây lúa rất mẫn cảm, chỉ cần vô tình bơm nước mặn từ 4 - 5 phần nghìn vào là sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Ông Nguyễn Trung Hiếu đang canh tác 46 ha lúa thuộc Trại Thực nghiệm KHCN (Sở KHCN Kiên Giang), tại ấp Kiên Sơn, xã Kiên Bình, Kiên Lương tỏ ra hết sức lo lắng: “Diện tích lúa ở đây đang thời kỳ trổ đòng, nếu đưa nước mặn vào là sẽ thất thu ngay. Vì vậy, khi kiểm tra thấy nước mặn đã xâm nhập vào tới nơi ai cũng lo ngáy ngáy. Vốn đầu tư đã đổ hết vào đồng ruộng, chỉ còn chờ ngày thu hoạch, giờ mà thất thu thì trắng tay”.

Theo ông Hiếu, mặn năm nay diễn biến quá nhanh, hôm mùng 7 mới xuất hiện trên kênh Rạch Giá – Hà Tiên thì đến mùng 9 đã lấn sâu vào kênh T4 khoảng 15km, với nồng độ lên đến 6 - 7 phần nghìn. Trong khi đó, ruộng chỗ ông chỉ cách kênh Rạch Giá – Hà Tiên có 5km.

Không chỉ ông Hiếu mà nhiều nông dân ở đây cũng như “ngồi trên lửa” khi thấy nước mặn xâm nhập. Ngày 26/2, khi hay tin đoàn công tác của Sở NN-PTNT Kiên Giang do GĐ Nguyễn Văn Tâm dẫn đầu đi khảo sát tình hình SX ở huyện Kiên Lương và Giang Thành, hàng chục nông dân đã kéo đến vây quanh hỏi về giải pháp ngăn mặn. Ông Tâm phải giải thích và hứa sẽ cho triển khai ngay đập tạm ngăn sông để giữ ngọt phục vụ SX thì họ mới yên tâm ra về.

Theo ông Tâm, từ sau tết đến nay, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh diễn biến quá nhanh, nhất là ở các huyện ven biển. Hệ thống cống ven biển Tây từ Rạch Giá - Hà Tiên những năm qua đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, tuy nhiên vẫn còn một số cửa sông chưa có cống ngăn mặn. Hơn nữa, khu vực Kiên Lương – Hà Tiên còn được quy hoạch nuôi tôm nước lợ, cần phải đưa nước mặn vào phục vụ SX. Vì vậy, tỉnh đã cho triển khai giải pháp ngăn sông bằng cừ larsen để tách bạch giữa vùng ngọt (SX lúa) và vùng mặn (nuôi tôm). 

Đầu tư hạ tầng thủy lợi

Các tỉnh cách xa biển cũng tích cực triển khai các giải pháp trữ ngọt để đối phó với khô hạn. Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết, ngay bây giờ ngành nông nghiệp đã có biện pháp chỉ đạo các địa phương thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tưới tiêu, khai thông dòng chảy, phục vụ SX... Đến thời điểm này, vụ ĐX cơ bản đã xuống giống trên 230.000ha, lúa đang xanh tốt, còn khoảng 1 tháng nữa sẽ bước vào giai đoạn thu hoạch rộ.

trữ ngọt, ngăn mặn, xâm nhập mặn, môi trường nuôi, môi trường
Triển khai giải pháp công trình phòng chống hạn, mặn tại huyện Giang Thành

Ông Thư cho biết thêm, trước diễn biến thất thường của thời tiết, nhằm chủ động đối phó với diễn biến của hạn, mặn, tổ chức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu phức tạp trong mùa khô 2018 và những năm tiếp theo, với nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cho sản xuất và dân sinh, UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt “Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, nhằm phân bổ hài hòa, hợp lý trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, góp phần chủ động thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh về nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.

An Giang đang đầu tư dự án “Kiểm soát lũ vùng Tây sông Hậu, giai đoạn năm 2016 - 2020” được thực hiện tại huyện Châu Thành và Thoại Sơn. Tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi kết hợp giao thông, lưới điện và trạm bơm để bảo vệ và phát triển SX. Kiểm soát lũ vùng SX rộng 14.400ha, gồm các công trình đê bao kết hợp giao thông dài 28,7km, xây dựng 24 cống hở, từ nguồn vốn Trung ương, ngân sách tỉnh và nguồn kinh phí hỗ trợ chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa...

Ở TP Cần Thơ, đầu năm 2018, quy hoạch "Xây dựng, củng cố hệ thống thủy lợi tại khu vực SXNN giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030" đang được tập trung thực hiện. Trong đó, tập trung xây dựng các hạng mục công trình cần thiết, cấp bách để bảo vệ an toàn 73.000ha đất nông nghiệp, đảm bảo SX ổn định và giảm thiểu thiệt hại do lũ, tăng cường trữ nước cho mùa khô, phòng chống hạn mặn, tạo điều kiện thuận lợi cho SX kết hợp phát triển hệ thống giao thông nông thôn...

trữ ngọt, ngăn mặn, xâm nhập mặn, môi trường nuôi, môi trường
Các tỉnh cách xa biển cũng tích cực triển khai các giải pháp trữ ngọt để đối phó với khô hạn

Với quy hoạch này, TP Cần Thơ được chia thành 7 vùng thủy lợi cơ sở: Vùng I (vùng Bắc Cái Sắn, huyện Vĩnh Thạnh); vùng II (vùng Cái Sắn - Thốt Nốt), gồm cả khu vực đô thị; vùng III (vùng Thốt Nốt - Ô Môn); vùng IV (vùng Ô Môn - Xà No); vùng V (vùng Bình Thủy - Ninh Kiều) khu vực đô thị; vùng VI (vùng Nam Cái Răng); vùng VII (khu vực cù lao Tân Lộc và cồn Sơn).

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 03/03/2018
Đ.T.Chánh - Lê Hoàng Vũ
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 22:35 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 22:35 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 22:35 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 22:35 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 22:35 20/11/2024
Some text some message..