ĐBSCL: Liên tục đối phó hạn, mặn

Các tỉnh, thành ĐBSCL đang phải đối mặt với mùa khô hạn, nhiều nơi hạn, mặn diễn ra sớm hơn so với cùng kỳ nhiều năm.

xâm nhập mặn
Mặn xâm nhập sớm với nồng độ cao đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến SX của nông dân ĐBSCL

Ông Cao Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang cho biết, từ cuối năm 2013 ngành nông nghiệp cùng với các địa phương trong tỉnh đã triển khai việc phòng chống mặn xâm nhập.

Theo đó, hệ thống cống ngăn mặn trên địa bàn tỉnh từ vùng Tứ giác Long Xuyên (gần 30 cống kiên cố) đến các huyện vùng U Minh Thượng đã được đóng hoàn toàn để ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ SX. Việc xây dựng các đập tạm cũng hoàn tất để bảo đảm an toàn cho hơn 300.000 ha lúa ĐX và đặc biệt là vụ lúa HT sắp tới. Nhờ đó, đã hạn chế phần nào tình trạng mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.

Tại vùng Tứ giác Long Xuyên, một số huyện như Kiên Lương, Giang Thành có quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp nhưng chưa có hệ thống lấy nước mặn riêng biệt mà vẫn dùng chung hệ thống kênh rạch với SX lúa. Do đó, dẫn đến nghịch lý là người nuôi tôm muốn mở cống để đưa nước mặn vào nhưng nông dân trồng lúa lại yêu cầu đóng cống.

Để giải quyết bài toán này, hằng năm, ngành nông nghiệp chỉ mở cống cho nước mặn vào vùng nuôi tôm khoảng 1- 1,5 tháng đầu vụ nuôi, sau đó là đóng cống để tránh tình trạng mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.

Tỉnh Hậu Giang, dù nằm giữa vùng ĐBSCL, xa biển nhưng vẫn bị nước mặn bủa vây. Hiện nước mặn theo sông Cái Lớn và kênh xáng Xà No đã xâm nhập nhiều địa phương của TP Vị Thanh như: xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, phường 7 và 4 xã Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Lương Nghĩa, Lương Tâm (huyện Long Mỹ).

Ngay từ đầu mùa khô (cuối tháng 2, đầu tháng 3), kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên môn cho thấy độ mặn ở một số địa bàn vùng ven thuộc huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh đã tăng rất cao, vượt ngưỡng báo động đối với nước sinh hoạt cũng như SX nông nghiệp. Cụ thể, nồng độ mặn cao nhất tại cống Ba Cô, Hóc Pó (xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ) là 5,6‰; ngã ba Nước Trong, cống Kênh Lầu (xã Hỏa Tiến, TP Vị Thanh) là 9,5‰.

Ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang cho biết, mùa khô hạn năm nay mặn không chỉ xâm nhập sớm hơn mọi năm khoảng 10 ngày với nồng độ cao bất thường mà phạm vi bị ảnh hưởng còn được mở rộng khi có thêm xã Vị Tân và phường 3 (TP Vị Thanh) bị xâm nhập mặn. Tình hình xâm nhập mặn năm nay được dự báo là có diễn biến rất khó lường và khả năng độ mặn có thể tăng lên tới 12-15‰ khi vào tháng cao điểm mùa khô.

Trước tình hình này, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã cho triển khai hàng loạt biện pháp phòng chống xâm nhập mặn như đắp cống đập thời vụ, giữ nước trên đồng phục vụ SX. UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo TP Vị Thanh và huyện Vị Thủy chủ động phối hợp với Cty CP Cấp thoát nước - Công trình đô thị đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân.

Tại Đồng Tháp, một trong những tỉnh ở ĐBSCL có diện tích xuống giống HT sớm nhất, với tình hình nắng hạn như hiện nay, tỉnh này đang gặp khó vấn đề lấy nước. Chính vì vậy UBND tỉnh đã lên kế hoạch phòng, chống hạn bảo vệ SX năm 2014 trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đủ nước tưới cho gần 232.600ha diện tích gieo trồng vụ HT 2014 (lúa 195 ngàn ha; hoa màu cây công nghiệp ngắn ngày gần 37.600ha); trên 110 ngàn ha lúa vụ thu đông và nhu cầu nước sinh hoạt của người dân.

Bên cạnh đó tăng cường theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, khí hậu, mực nước trong mùa khô; rà soát, kiểm tra các công trình kênh mương, cống đập để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống hạn, bảo vệ SX.

Nông Nghiệp VN, 20/03/2014
Đăng ngày 21/03/2014
Đ.T.Chánh - Lê Hoàng Vũ
Môi trường

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 14:07 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 14:07 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 14:07 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 14:07 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 14:07 19/01/2025
Some text some message..