Để con tôm bứt phá

Đến nay, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu của ngành thủy sản, với kim ngạch năm 2016 khoảng 3,1 tỷ USD trong tổng số 7,1 tỷ USD các mặt hàng thủy sản. Điều quan trọng hơn, tiềm năng của mặt hàng này vẫn còn rất lớn nếu có cách tiếp cận khác.

che bien tom xk
Chế biến tôm xuất khẩu

Tôm kháng bệnh thay vì sạch bệnh

Đây là kinh nghiệm của Ecuador, quốc gia nhỏ bé ở khu vực Nam Mỹ. Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Phú - công ty xuất khẩu tôm số 1 thế giới, trong một lần tham gia hội chợ Boston (Mỹ), ông tình cờ quen biết khách hàng người Ecuador biết cách giải quyết vấn đề dịch bệnh của con tôm.

Sau hội chợ, ông đến ngay đất nước này, để tìm hiểu rõ hơn cách làm của Ecuador trong vấn nạn dịch bệnh trên tôm. Tại đây, ông được biết, Ecuador đi đầu trong việc nuôi tôm công nghiệp trên thế giới từ thập niên 1990. Nhưng năm 1997, đại dịch tôm do virus Taura gây ra và lan rộng, đã làm thiệt hại nặng ngành tôm công nghiệp nước này. Đến mức, Chính phủ Ecuador đã phải cấm nuôi để tập trung giải quyết vấn đề, dẫn đến sự biến mất vị trí Ecuador trên thị trường tôm thế giới một thời gian.

Khi đó, con tôm được nuôi tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, vượt lên thay thế. Phải bước qua thập niên 2000, ngành tôm Ecuador mới được vực dậy. Năm 2016, diện tích nuôi tôm của Ecuador chỉ 170.000ha, sản lượng 500.000 tấn, thấp hơn chút ít so với sản lượng tôm Việt Nam nhưng phải nuôi với diện tích khoảng 700.000ha. Đó là do Ecuador đã nghiên cứu, lai tạo để sản xuất ra loại tôm giống kháng bệnh, thay vì mãi tìm con giống sạch bệnh mà bao lâu nay nhiều nước vẫn làm.

Chưa hết, các nhà khoa học Ecuador còn khuyến cáo, chỉ nên nuôi tôm công nghiệp với mật độ thấp (khoảng 10 - 30 con/m2), phù hợp với việc bảo vệ môi trường. Sau vài năm áp dụng, vấn đề dịch bệnh đã được giải quyết, chi phí sản xuất thấp, không lạm dụng hóa chất. Khoảng 15 năm qua, khi mà con tôm châu Á bị dịch bệnh hoành hành 4 - 5 lần thì tại Ecuador hầu như không xảy ra. Cách giải quyết của Ecuador về con tôm khiến ông Quang, với 30 năm nuôi tôm, có cái nhìn khác hẳn về cách thức tiếp cận.

Chỉ với việc áp dụng các ao nuôi thí điểm ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long với mật độ thấp, bước đầu ông Quang đã nhận được kết quả khả quan. Tôm kích cỡ 25 - 30 - 35 nhiều và chỉ 40 con đã đạt 1kg. Tôm nhỏ nhất cũng chỉ 60 con đã đạt 1kg. Điều này khó thấy ở những vụ trước. Nếu thêm giống tôm kháng bệnh, có thể năng suất còn cao hơn. Từ bài học của Ecuador, ông Quang vận động Bộ NN-PTNT thay đổi cách tiếp cận và khuyến cáo nông dân nuôi theo hướng mật độ thấp, con giống kháng bệnh. Vì dù giống sạch bệnh nhưng nếu gặp môi trường không đảm bảo, con tôm cũng không thể vượt qua.

Tôm sú - Lợi thế để bứt phá

Với diện tích hiện có, nếu sử dụng giống kháng bệnh, nuôi mật độ vừa phải và giải quyết được vấn đề môi trường thì sản lượng tôm Việt Nam có thể đạt 1 triệu tấn/năm, khi nâng năng suất lên 1,5 tấn/ha.

Với giá hiện nay khoảng 10 USD/kg tôm thẻ chân trắng, kim ngạch xuất khẩu sẽ là 10 tỷ USD. Con số có thể hơi quá kỳ vọng, ít nhất trong thời gian trước mắt, nhưng với cách tiếp cận này con tôm sẽ còn bứt phá mạnh trong tương lai. Ở đây đã có sự đồng thanh khi ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam miền Trung, một trong số ít đơn vị sản xuất tôm giống lớn nhất cả nước, đã mạnh dạn nói lên điều này với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi gặp gỡ giữa các thành viên Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao tại TPHCM vào giữa tháng 12-2016.

Nhưng Việt Nam còn một lợi thế lớn khác là con tôm sú, với giá bán cao hơn. Tôm sú từng là lợi thế của Việt Nam trước đây, khi các nước chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng do thời gian nuôi ngắn, năng suất cao hơn. Lúc đó, Bộ NN-PTNT đã khẳng định chiến lược nuôi tôm sú tại vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chỉ cho nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển miền Trung trở ra.

Nhưng khi nền kinh tế thế giới bị suy thoái, người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu và tìm đến sản phẩm cùng loại nhưng giá rẻ hơn, con tôm thẻ chân trắng nhờ đó mà có chỗ đứng vững ở các nước. Nhưng dịch bệnh, nhất là hội chứng tôm chết sớm hoành hành khắp khu vực châu Á, bao gồm Việt Nam; để có đường thoát, các doanh nghiệp vận động, cuối cùng tôm thẻ chân trắng cũng được nuôi ở ĐBSCL.

Hiện nay, diện tích tôm thẻ chân trắng chiếm tỷ lệ áp đảo, nhưng Tập đoàn Minh Phú đã trở lại nuôi tôm sú, còn Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam miền Trung bắt đầu cung ứng con giống tôm sú được lai tạo từ việc nhập khẩu con giống của Hawaii, ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ cao để tạo ra con giống tôm sú khỏe mạnh.

Theo ông Lê Văn Quang, cần tiến tới việc nghiên cứu con giống bản địa phù hợp với từng vùng miền khác nhau. Hơn nữa, dư địa con tôm tại Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng còn nhiều hơn khi biến đổi khí hậu đe dọa nhiều vùng đất. Ngay cả TS Van Halsema, đến từ Đại học Wageningen (Hà Lan), cũng cho rằng xâm nhập mặn sẽ ngày càng trầm trọng hơn ở ĐBSCL, nhưng không vì thế mà sợ hãi nếu biết khai thác tiềm năng của vùng nước lợ. Diện tích lúa sẽ giảm, nhưng đó lại là dư địa để tăng diện tích nuôi tôm. Tất nhiên, vấn đề môi trường, quy hoạch bài bản với cơ sở hạ tầng đồng bộ phải được thực hiện trước để đảm bảo sự bền vững.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 20/01/2017
Đăng ngày 21/01/2017
Công Phiên
Kinh tế

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:35 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 02:33 15/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 02:33 15/05/2024

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 02:33 15/05/2024

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:33 15/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 02:33 15/05/2024