Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững: Những hệ lụy

Những bất cập trong quản lý nuôi trồng thủy sản đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững. Hệ quả của nó là gây nên sự phát triển mất cân đối và tạo nên những áp lực nặng nề cho nền kinh tế. Đặc biệt là nguy cơ làm hủy hoại môi trường sống, mất thị trường tiêu thụ và doanh nghiệp có thể bị phá sản vì hàng hóa kém chất lượng.

Ảnh minh họa: thu hoạch tôm sú

Xuất phát từ việc thiếu những định hướng chiến lược, thiếu những giải pháp bền vững trong phát triển nghề nuôi tôm, nên cả ngành quản lý và người nuôi tôm cứ phải lo chạy “vắt giò” cho việc chống dịch, thay vì chủ động phòng dịch. Mỗi năm, Nhà nước phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm. Đơn cử như năm 2011 là 17 tỷ đồng. Và dự toán kinh phí phòng chống dịch bệnh trên tôm năm 2012 cũng hơn 23 tỷ đồng. Đó là chưa kể đến con số hàng chục tỷ đồng do nông dân tự đầu tư thuốc thú y thủy sản, các loại hóa chất khác để xử lý dịch bệnh trên tôm. Vậy mà tôm vẫn chết và cứ thay nhau “ăn” mất đất, mất nhà của nông dân. Kéo theo đó là nhiều nông dân mang cảnh nợ nần chồng chất từ những năm 2000 và đến nay vẫn chưa trả hết. Riêng huyện Hòa Bình, nợ cho vay nuôi tôm đã hơn 90 tỷ đồng, trong đó có 84 tỷ đồng từ 2.472 hộ nuôi rơi vào khung nợ xấu, không có khả năng thanh toán. 

Việc tìm giải pháp để nâng cao giá trị xuất khẩu hiện nay là rất cần thiết. Trong ảnh: Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty TNHH Một thành viên thủy sản Tân Phong Phú (huyện Hòa Bình).

Mỗi năm, Nhà nước và nông dân phải đổ hàng chục tỷ đồng cho xử lý dịch bệnh, nhưng môi trường vẫn bị ô nhiễm nặng nề từ nhiều loại hóa chất, nhất là việc lạm dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc từ nông dân. Báo cáo về môi trường của tỉnh năm 2011 cho thấy, diễn biến nồng độ của nhiều chất trong môi trường đã vượt mức giới hạn, quy chuẩn cho phép. Nếu không có giải pháp khắc phục ngay bây giờ sẽ tác động xấu đến môi trường, hủy hoại hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản và các loại thủy sinh khác. Đơn cử như nồng độ Amonia trong mặt nước ở vùng Nam Quốc lộ (QL) 1A trong mùa khô vượt quy chuẩn cho phép từ 1,06 - 1,56 lần; hay nồng độ Nitrit vượt quy chuẩn từ 1,53 - 2,88 lần; hoặc nồng độ BOD, COD cũng vượt quy chuẩn cho phép… Nghiêm trọng nhất là nước thải (không qua xử lý) từ các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu xả thải trực tiếp ra kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau làm môi trường ô nhiễm nặng nề. Trong khi đó, có đến hàng trăm hộ nuôi tôm nằm giáp với QL 1A đều lấy nước nuôi trồng thủy sản từ kênh xáng này!

Doanh nghiệp kêu trời!

Do ô nhiễm môi trường sản xuất, nên các doanh nghiệp xuất khẩu đã phải sử dụng nhiều loại hóa chất để xử lý tôm trước khi đưa vào chế biến. Vì nếu không, chỉ cần một lô hàng xuất khẩu bị phát hiện tôm nhiễm kháng sinh, doanh nghiệp coi như phá sản. Đối với các nước nhập khẩu, khi phát hiện hàng hóa của một đơn vị, công ty không đảm bảo chất lượng, thì họ không chỉ tẩy chay hàng hóa, mà còn đăng tải tên của công ty ấy trên các phương tiện thông tin đại chúng để các công ty nhập khẩu thủy sản khác không hợp tác kinh doanh.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh, trong hợp tác kinh doanh với các công ty nước ngoài, chỉ cần bị mất uy tín một lần coi như mất thị trường mãi mãi. Biết vậy, nhưng không lẽ lô tôm nào trước khi đưa vào nhà máy, doanh nghiệp cũng phải bốc mẫu đem đi xét nghiệm, bởi giá phân tích mẫu rất cao. Chỉ tính riêng phân tích chỉ tiêu xem tôm có bị nhiễm kháng sinh cấm hay không, doanh nghiệp phải bỏ ra từ 4 - 5 triệu đồng/mẫu. Nếu phân tích thêm các chỉ tiêu khác để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì trên 10 triệu đồng/mẫu, lại phải mất nhiều thời gian. Vả lại, việc bốc mẫu lại mang tính ngẫu nhiên, nên chuyện “hên xui” cũng thường xảy ra. Trong hàng trăm ngàn con tôm nguyên liệu, một vài mẫu được bốc ra đem đi phân tích biết đâu lại là con tôm bị nhiễm kháng sinh! Đó là chưa kể đến chuyện do thiếu nguồn tôm phục vụ cho chế biến, doanh nghiệp đành phải mua tôm bơm chích tạp chất để thanh toán với các đơn hàng đã ký kết. Và đã mua tôm bơm chích tạp chất thì phải dùng hóa chất để xử lý. Việc làm “bất đắc dĩ” này lại tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ trong việc làm sạch con tôm.

Mỗi năm, nông dân sản xuất khoảng 70.000 - 80.000 tấn tôm nguyên liệu, nhưng lượng tôm đưa vào các nhà máy chế biến chỉ khoảng 30 - 40%. 

Những áp lực về nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến và hàng loạt chi phí phát sinh khác đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu thêm đuối sức. Ông Hồ Văn Bạch, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm - thủy sản Minh Bạch (huyện Giá Rai) nói: “Nếu nông dân không lạm dụng các chất kháng sinh cấm trong nuôi tôm, thì doanh nghiệp xuất khẩu đâu có gánh thêm nỗi lo về hàng hóa không đảm bảo chất lượng và cả chi phí xử lý. Và dù biết nguồn tôm không đảm bảo chất lượng, nhưng các nhà máy cũng phải mua để có hàng xuất khẩu và giữ chân công nhân. Cuộc chạy đua này nếu còn kéo dài chỉ có “chết cả đám”. Doanh nghiệp thì tự triệt nhau, người nuôi tôm thì không quan tâm đến chất lượng hàng hóa do chính mình sản xuất”.

Khổ vì mạnh ai nấy làm!

Thực trạng trong sản xuất nuôi trồng, chế biến thủy sản xuất khẩu cho thấy, mối liên kết trong chuỗi giá trị từ cánh đồng đến nhà máy qua hơn 10 năm chuyển đổi sản xuất vẫn chưa được hình thành. Nạn “mạnh ai nấy làm” là nguyên nhân cơ bản để Bạc Liêu chưa thể phát huy hết các tiềm năng, thế mạnh từ ngành kinh tế mũi nhọn này. Đồng thời làm nảy sinh hàng loạt mâu thuẫn đẩy người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lâm vào cảnh khó khăn.

Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cứ than thiếu nguồn tôm nguyên liệu, phải mua tôm bơm chích tạp chất, nhưng lại không liên kết sản xuất với người nông dân. Bằng chứng là mỗi năm Bạc Liêu sản xuất trung bình khoảng 70.000 - 80.000 tấn tôm, nhưng lượng tôm được đưa vào các nhà máy chế biến chỉ khoảng 30 - 40%. Cụ thể, năm 2008, sản lượng tôm nuôi đạt gần 64.000 tấn, nhưng chế biến xuất khẩu chỉ hơn 24.000 tấn. Hay năm 2009, tôm nuôi đạt 68.200 tấn, nhưng chế biến xuất khẩu chỉ thực hiện 26.366 tấn. Hoặc năm 2010, sản lượng tôm nuôi đạt 67.595 tấn, nhưng chế biến xuất khẩu chỉ dừng ở con số 25.443 tấn. Ngay cả năm 2011, xuất khẩu tôm được coi là được mùa nhưng cũng chỉ chế biến xuất khẩu 23.600 tấn (trên tổng sản lượng tôm nuôi là 87.600 tấn). Từ đó, vấn đề đặt ra, hơn 60% nguồn tôm nguyên liệu chạy đi đâu? Liên tiếp trong nhiều năm qua, Bạc Liêu đã mất đi hàng trăm triệu USD/năm mang lại từ con tôm xuất khẩu và nguồn thu thuế từ con tôm nguyên liệu bị thất thoát.

Sự khủng hoảng và liên tiếp vỡ nợ của nhiều đại gia xuất khẩu thủy sản khu vực ĐBSCL và một số doanh nghiệp xuất khẩu tầm cỡ của tỉnh cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những nguy cơ, rủi ro mà các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh phải đương đầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh có bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng này hay không? Nếu không, thì cần phải làm gì khi sự tồn tại của các doanh nghiệp xuất khẩu có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của nghề nuôi tôm… Những câu hỏi ấy cần được phân tích, làm rõ.

Đăng ngày 25/03/2012
theo báo bạc liêu 23/03/2012
Nuôi trồng

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 04:04 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 04:04 26/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 04:04 26/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 04:04 26/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 04:04 26/09/2023