Đề nghị đình chỉ điều tra trợ cấp với ngành tôm Việt Nam

Ngày 25/1, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đã ra thông cáo báo chí phản đối Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vụ kiện chống trợ cấp trong sản xuất tôm nước ấm của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

chế biến tôm
Chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

Căn cứ vào đơn kiện của Liên minh Công nghiệp tôm vùng vịnh Hoa Kỳ (COGSI) ngày 18/1/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức tuyên bố khởi xướng và tiến hành điều tra về việc chính phủ 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam trợ cấp cho ngành sản xuất tôm nước ấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Hội nghề cá Việt Nam, tổ chức đại diện cho hơn 600.000 lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất thức ăn, sản xuất giống, nuôi thương phẩm và chế biến tôm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu (trong đó có Hoa Kỳ) tuyên bố như sau:

Thứ nhất, từ những năm cuối thập niên 80 thế kỷ 20 đến nay, Việt Nam đã phát triển thị trường, đặc biệt là từ 2007 khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tất cả các chính sách kinh tế liên quan đến thương mại quốc tế (bao gồm những chính sách đối với nghề nuôi và chế biến tôm nước ấm) trước khi ban hành đều được dịch ra tiếng Anh, đăng tải công khai để lấy ý kiến các quốc gia thành viên WTO thông qua điểm hỏi đáp (SPS) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Qua thống kê của Hội nghề cá Việt Nam, tất cả những chính sách đã ban hành trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến tôm của Việt Nam đều đã được các quốc gia thành viên WTO chấp thuận.

Trên thực tế những người nông dân sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm đã phải tự đầu tư hoặc vay vốn ngân hàng để xây dựng ao đầm, mua giống, thức ăn, thuê nhân công chăm sóc, thu hoạch tôm và đóng thuế theo quy định cho Nhà nước.

Việc COGSI kiện Chính phủ Việt Nam đã trợ cấp cho người nuôi tôm lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ là hành động phi lý, gây hoang mang cho nhà sản xuất và nhập khẩu tôm Việt Nam, Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý người tiêu dùng Hoa Kỳ và đi ngược lại xu thế quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đang ngày càng được cải thiện.

Thứ hai, COGSI cung cấp ra thị trường Hoa Kỳ sản phẩm tôm biển đánh bắt tự nhiên, việc liên minh này so sánh giá bán của tôm đánh bắt tự nhiên (với chi phí và tiền công rất cao tại Hoa Kỳ) với giá bán tôm nuôi của Việt Nam (nơi có điều kiện khí hậu và tự nhiên thuận lợi) là một sự so sánh khập khiễng và thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với quy định của WTO nhưng đáng tiếc DOC đã chấp thuận đơn và tiến hành điều tra.

Thứ ba, Hội nghề cá Việt Nam phản đối đơn kiện của COGSI và đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ đình chỉ điều tra trợ cấp của Chính phủ Việt Nam đối với ngành sản xuất tôm Việt Nam, nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong quan hệ thương mại quốc tế, tránh gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người sản xuất và hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Hoa Kỳ.

TTXVN
Đăng ngày 02/02/2013

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 02:53 01/07/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 02:53 01/07/2024

Áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong ao nuôi thủy sản

Trong thời đại hiện đại, khi những thách thức về môi trường và tài nguyên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong các trang trại thủy sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết.

Cho tôm ăn
• 02:53 01/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 02:53 01/07/2024

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030

UBND tỉnh Bình Đinh ban hành Quyết định số 988/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030 tại phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (giai đoạn 1) do Công ty CP Cảng Quy Nhơn làm chủ đầu tư. Quyết định này điều chỉnh cho Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh.

Cảng Quy Nhơn
• 02:53 01/07/2024
Some text some message..