Đề nghị nâng mức hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh lên 1,5-2 lần

Để hỗ trợ những người dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra mau chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa hoàn tất tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung lại một số điều quy định trong Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhằm khôi phục lại sản xuất ở vùng bị thiên tai, dịch bệnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, từ năm 2010 đến nay, khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra, các địa phương trong cả nước đã chủ động triển khai hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại, góp phần ổn định đời sống người dân, khôi phục sản xuất theo nội dung nêu tại Quyết định 142. Trong đó, lĩnh vực hỗ trợ nhiều nhất là trồng trọt và chăn nuôi với tổng cộng 98.893ha cây trồng và hơn 147.000 con gia súc, gia cầm với tổng kinh phí là hơn 513 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đã bộc lộ những khó khăn, bất cập do quy định chưa cụ thể, mức hỗ trợ còn quá thấp nên chưa đáp ứng yêu cầu khôi phục sản xuất sau thiên tai. Với mức hỗ trợ 513 tỷ đồng như đã nêu trên, tính bình quân mỗi năm chỉ có 260 tỷ đồng hỗ trợ, trong khi tính theo tình hình thực tế hiện nay thì mỗi năm cần chi hỗ trợ khoảng 750 tỷ đồng.

Vì vậy, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đề nghị xem xét nâng mức hỗ trợ đối với giống cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh lên 1,5-2 lần so với chính sách hiện hành. Đặc biệt, đề nghị hỗ trợ 100% giá trị cho diện tích cá và tôm quảng canh bị thiệt hại; còn tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao là 50%; riêng cá tra là 10% giá trị thiệt hại. Đồng thời, đề nghị bổ sung hỗ trợ cho cả diện tích mạ bị thiệt hại do mưa lũ, rét đậm rét hại lên tới 20-30 triệu đồng/ha nếu bị thiệt hại từ 70% diện tích trở lên và 10-15 triệu đồng/ha nếu bị thiệt hại từ 30-70%.

Riêng với gia cầm, mức hỗ trợ thiệt hại hiện đang áp dụng là 7.000-15.000 đồng/con. Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đề nghị nâng mức hỗ trợ lên 10.000-20.000 đồng/con. Riêng đề nghị của UBND tỉnh Ninh Thuận bổ sung lĩnh vực diêm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn cho rằng đây là lĩnh vực sản xuất đặc thù, không sử dụng cây con giống đầu vào sản xuất nên không thuộc diện hỗ trợ. Trong trường hợp có thiên tai gây thiệt hại nặng cho hạ tầng nghề muối, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ từ nguồn ngân sách dự phòng hàng năm để khôi phục lại sản xuất.

SGGP
Đăng ngày 30/10/2012
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:38 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 06:38 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 06:38 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:38 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 06:38 19/12/2024
Some text some message..