Dịch bệnh lạ trên tôm: Mất trắng hơn 5.000 tỉ đồng

Hàng chục ngàn hecta tôm tại miền Nam và duyên hải miền Trung mất trắng. Nông dân như ngồi trên lửa khi diện tích tôm chết ngày một tăng. Ngành nông nghiệp ráo riết vào cuộc tìm nguyên nhân nguồn bệnh, tuy nhiên đến nay cách điều trị  bệnh lạ trên tôm vẫn hoàn toàn bó tay.

ao nuôi tôm công nghiệp

Sau hơn 2 năm, bệnh lạ trên tôm vẫn hoành hành khiến người nuôi tôm điêu đứng. Ảnh tepbac.com

Mất trắng hơn 5.000 tỉ đồng

Tổng diện tích tôm thiệt hại mới nhất là hơn 39.800ha “chia đều” cho 16 tỉnh trọng điểm nuôi tôm ven biển và theo Bộ NNPTNT, con số này vẫn tăng theo từng ngày. Điều đáng nói là diện tích tôm thiệt hại do dịch bệnh đều lớn trong hai năm qua, theo đó  cùng kỳ 2011 có 65.590ha, năm 2010 có 28.500ha tôm chết trắng.

Được xác định ban đầu là hội chứng teo gan tụy (hội chứng “chết sớm”) ở tôm song đến nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra dịch và hướng xử lý. Bệnh ngày càng lây lan với tốc độ chóng mặt, nhiều địa phương trở tay không kịp. Các tỉnh chịu thiệt hại nặng nề là Sóc Trăng với hơn 7.300ha tôm bị thiệt hại, Cà Mau với hơn 8.860ha, Trà Vinh gần 10.000ha... Tổng thiệt hại từ dịch bệnh lạ trên tôm theo ước tính của Tổng cục Thủy sản hiện lên đến trên 5.000 tỉ đồng.

Dịch bệnh hoành hành gây khốn đốn cho không ít hộ nuôi. Giá tôm nguyên liệu giảm từ 20.000đ – 50.000đ/kg so với năm 2011 làm người nuôi thiệt hại nặng hơn. Hàng loạt các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng. Bộ NNPTNT hơn hai năm nay đã ráo riết vào cuộc tìm nguyên nhân gây bệnh lạ trên tôm. Bộ đã thành lập một đoàn các nhà khoa học đầu ngành trong nước, mời các chuyên gia quốc tế từ Mỹ, Nhật, Tổ chức Nông lương thế giới FAO cùng phối hợp nghiên cứu dịch bệnh. Tổng cục Thủy sản cho hay, hiện mẫu tôm bệnh đã được gửi sang Mỹ nghiên cứu và trong tuần tới sẽ sớm có kết quả ban đầu.

“Truy” nguyên nhân

Sau nhiều cuộc họp bàn của Tổng cục Thủy sản (TCTS), các ý kiến cho rằng phần lớn do việc nuôi trồng của bà con vẫn đang có “vấn đề” ngay từ khâu đầu vào. Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản Dương Tiến Thể cho biết: “Nguyên nhân chính khiến tôm bị bệnh ngày càng nhiều vẫn là do quy trình công nghệ nuôi tôm mỗi vùng một kiểu, các hộ nuôi lại sử dụng nhiều chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ. Chưa kể đối tượng tôm bố mẹ vẫn chưa được kiểm soát chất lượng”. Theo ông Thể, ngoài các giống tôm bố mẹ nhập khẩu có đăng ký từ nước ngoài, một bộ phận DN tự cứu chọn tạo tôm bố mẹ để bán ra thị trường và nguồn tôm này chưa hề được kiểm định chất lượng, buôn bán trao tay.

Theo Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Thái Lan cũng đang lâm vào tình cảnh bi đát tương tự khi diện tích tôm chân trắng bị bệnh lên đến 250.000ha. Tuy nhiên khi xảy ra dịch, nước này đã xử lý rất triệt để, từ khâu khoanh vùng dịch, xử lý sạch sẽ ao nuôi đến kiểm soát chất lượng tôm giống và tôm bố mẹ. Với cách làm này, diện tích tôm bị bệnh lây lan rất hạn chế. TCTS thừa nhận các khâu này hiện thực hiện rất lỏng lẻo ở nước ta.

Phó Tổng cục trưởng Phạm Anh Tuấn cho hay: “Quy trình nuôi thường đa dạng do từng điều kiện, vì vậy cốt yếu là kiểm soát chất lượng đầu vào như con giống, các sản phẩm được sử dụng trong quá trình nuôi”. TCTS khuyến cáo bà con điều chỉnh thói quen nuôi trồng, trong đó tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, dành diện tích nuôi nhất định để xử lý nguồn nước, nuôi thả tôm. Bộ NNPTNT cũng đã có đề xuất Chính phủ hỗ trợ thiệt hại cho bà con, tăng vốn đầu tư cho hạ tầng các vùng nuôi vốn đã xuống cấp nhiều năm nay.

Lao Động
Đăng ngày 03/07/2012
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 10:02 18/04/2025

Chia sẻ kinh nghiệm phân biệt và xử lý bệnh gan tụy và đường ruột ở tôm

Mặc dù không phải là chuyên gia trong lĩnh vực nuôi tôm, nhưng với sự mạnh dạn và kinh nghiệm tích lũy qua quá trình thực tiễn chẩn đoán và điều trị bệnh cho tôm, tôi xin được chia sẻ một số quan sát và kinh nghiệm cá nhân.

Bệnh tôm
• 09:46 16/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Ốc sên tím Janthina janthina trôi dạt vào bờ biển gây xôn xao

Thời gian gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh và video ghi lại một loài ốc sên biển có màu tím lạ mắt xuất hiện dọc theo các bờ biển.

Ốc tím
• 22:35 21/04/2025

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 22:35 21/04/2025

Phát hiện bệnh trên tôm nhờ AI

Phát hiện bệnh sớm và chính xác là rất quan trọng để quản lý sức khỏe tôm và đảm bảo tính bền vững của nghề nuôi. Trong khi xử lý hình ảnh đã được khám phá, các mô hình hiện tại thường gặp khó khăn về độ chính xác, đặc biệt là khi phát hiện nhiều bệnh hoặc xác định các triệu chứng khó phát hiện.

Tôm bệnh
• 22:35 21/04/2025

Nếu vì một nguyên nhân nào đó sinh ra khí độc thì phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình nuôi tôm, khí độc là một trong những yếu tố nguy hiểm âm thầm nhưng đầy sát thương.

Ao nuôi tôm
• 22:35 21/04/2025

Cá khế trăng - Lựa chọn hàng đầu cho bữa cơm đậm vị biển

Trong danh sách các loại cá biển quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, cá khế luôn giữ vị trí nổi bật nhờ hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và khả năng chế biến đa dạng. Trong đó, cá khế trăng – một biến thể phổ biến của dòng cá khế – đang ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng trong thực đơn hàng ngày.

Cá khế trăng
• 22:35 21/04/2025
Some text some message..