Điện Biên: Vựa cá hồ Pá Khoang đã cạn kiệt

Hồ Pá Khoang thuộc xã Mường Phăng (huyện Điện Biên) là thắng cảnh du lịch khá nổi tiếng của tỉnh Điện Biên. Nhiều năm trước đây, công trình thủy lợi nhân tạo này còn là vựa cá, cung cấp cho vùng lòng chảo Điện Biên. Từ năm 2004 đến nay, do được giao cùng một lúc cho nhiều đơn vị quản lý, một số đơn vị lại không có chức năng chuyên môn, nên Pá Khoang đã không còn cá. Người dân ở đây cũng không được hưởng lợi gì từ nguồn thủy sản này.

Hồ Pá Khoang (Ảnh: diadanh.vn)

Những năm 90 của thế kỷ trước, ai có dịp đến các chợ trung tâm thị xã (nay là thành phố Điện Biên Phủ) vào buổi sáng sớm, đều thấy những đám đông náo nhiệt vây quanh nơi bán cá từ hồ Pá Khoang đưa về. Ngày đó, những con cá trắm, cá mè nặng hàng chục kg, người ta phải xẻ nhỏ ra mới bán được. Khách du lịch từ Điện Biên Phủ lên Pá Khoang đều có thói quen mua cá mới cất lên từ lòng hồ, bơi thuyền ra đảo rồi nổi lửa, nấu nướng cho bữa ăn ngoài trời trong chuyến du lịch lòng hồ. Cá hồ Pá Khoang có thời kỳ đã trở nên “danh bất hư truyền”, nay thì không còn nữa. Nguyên nhân là do lòng hồ rộng hơn 600 ha này đã được giao cho quá nhiều đơn vị quản lý, thiếu sự đầu tư thống nhất, đồng bộ, khai thác tràn lan khiến cái danh “cá Pá Khoang” đã bị mất.

Hồ Pá Khoang nằm trên độ cao hơn 1000m so với mặt nước biển, thuộc xã Mường Phăng (huyện Điện Biên), đập chính nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng hơn 20km. Lòng hồ kéo dài tới tận gần di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ và nằm trong quần thể di tích, du lịch của tỉnh Điện Biên. Lòng hồ có diện tích mặt nước trên 600 ha, dung tích gần 40 triệu m3 nước, với hàng chục đảo lớn nhỏ, cây cối quanh năm tươi tốt với hàng trăm loài động thực vật phong phú, đa dạng.

Pá Khoang (theo tiếng địa phương là Rừng Trúc) đảm nhận chức năng cung cấp nước tưới cho hầu hết diện tích lúa trong vùng lòng chảo Điện Biên Phủ và cấp nước cho các nhà máy thủy điện Thác Bay, Nà Lơi, Thác Trắng hoạt động ổn định.

Trước kia, việc quản lý, khai thác nuôi trồng thủy sản trên hồ Pá Khoang được giao cho Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên, do ông Trần Công Chính, Phó Giám đốc Công ty là người trực tiếp đứng ra nhận khoán. Theo báo cáo của đơn vị này, Đội cá Pá Khoang của công ty mỗi năm thu từ 100- 120 tấn cá, là nguồn cung cấp cá chính cho cả vùng lòng chảo Điện Biên và hằng năm đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.

Cuối năm 2004, UBND tỉnh Điện Biên có văn bản số 892, giao nhiệm vụ cho các đơn vị gồm: Ban QLDA du lịch Pá Khoang, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Công ty quản lý thủy nông tổ chức kinh doanh nuôi trồng thủy sản trên diện tích mặt hồ Pá Khoang, đồng thời bảo vệ diện tích 23ha rừng trên đảo và xung quanh hồ, với mức khoán 300 triệu đồng/năm trong thời hạn 5 năm (2005- 2009), 2 năm đầu được miễn nộp khoán. Sau đó, vùng hồ này còn có thêm doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 1 tham gia hợp tác kinh doanh. Hầu hết các đơn vị trên đều kinh doanh nhà nghỉ du lịch ven bờ hoặc trên các đảo giữa lòng hồ Pá Khoang, cùng các dịch vụ du lịch lòng hồ.

Do thiếu sự tổ chức đồng bộ, mạnh ai nấy làm, đánh bắt bừa bãi khiến vựa cá này đã bị cạn kiệt. Cho đến hết thời hạn giao khoán (năm 2009), các đơn vị này mới chỉ nộp ngân sách được 100 triệu đồng trong tổng số 900 triệu đồng phải nộp, đó là chưa kể thời gian từ năm 2009 đến nay, các đơn vị này vẫn tiếp tục kinh doanh dù đã hết thời hạn giao khoán. Hậu quả là Nhà nước đã thất thu thuế trong hơn 8 năm qua.

Mặt khác, những cư dân vùng sở tại không được hưởng lợi gì từ việc giao khoán này, nên đã có khá nhiều trường hợp người dân đi khai thác gỗ trái phép, đánh bắt trộm cá trong lòng hồ. Theo báo cáo của các đơn vị: trong 7 năm qua đã phát hiện 13 vụ với 25 đối tượng phạm pháp, thu giữ 7 cưa xẻ, 400 thuyền và 950 tay lưới.

Ngày 3/11/2009 – thời điểm hết hạn giao khoán, UBND huyện Điện Biên đã có tờ trình đề nghị tỉnh Điện Biên giao lại diện tích hồ Pá Khoang về cho huyện quản lý, nhưng chưa được trả lời. Tiếp đó ngày 10/5/2012, huyện Điện Biên lại có tờ trình, đề nghị UBND tỉnh Điện Biên giao lại hồ Pá Khoang cho UBND xã Mường Phăng quản lý khai thác; giao diện tích rừng khu vực hồ cho Ban quản lý rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng quản lý bảo vệ.

Ông Phạm Đức Hiển, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên cho biết: Trong vài năm gần đây, một số công trình hồ chứa nước ở lòng chảo Điện Biên Phủ đã được hoàn thành. Để khai thác hiệu quả lòng hồ, ngoài việc cắt lũ và cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, ngành nông nghiệp đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các mô hình nuôi cá theo hình thức cộng đồng, trong đó chính quyền cơ sở quản lý, ngành nông nghiệp hỗ trợ cán bộ kỹ thuật và người dân sở tại trực tiếp nuôi thả thủy sản. Kết quả trong thời gian qua, mô hình nuôi trồng thủy sản tại một số hồ thủy lợi như Sái Lương, Nậm Ngam… bước đầu đạt hiệu quả rất tốt.

Còn ông Lò Văn Tinh, Chủ tịch UBND xã Mường Phăng thì bày tỏ quan điểm: Nếu giao hồ Pá Khoang và diện tích rừng đặc dụng xung quanh hồ cho chính quyền và nhân dân xã quản lý thì hiệu quả sẽ cao hơn. Khi người dân sở tại được hưởng lợi trực tiếp thì các cộng đồng dân cư sẽ tự bảo nhau quản lý, bảo vệ. Nếu giao rừng và lòng hồ cho xã quản lý, Ban lãnh đạo xã sẽ bàn bạc để xây dựng phương án như thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, kết hợp với nguồn vốn xây dựng nông thôn mới để quản lý, khai thác hiệu quả.

Sau khi có ý kiến của chính quyền huyện Điện Biên cùng liên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn – tài chính, tỉnh Điện Biên đã có văn bản yêu cầu các đơn vị tham gia quản lý, sản xuất kinh doanh nuôi trồng thủy sản rà soát, tổng hợp các văn bản liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Tỉnh giao liên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn – tài chính tổng hợp, báo cáo làm rõ những tồn tại, vướng mắc của các đơn vị trên để UBND tỉnh họp bàn thống nhất phương án quản lý khu vực hồ Pá Khoang vào cuối tháng 12/2012.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngành nông nghiệp vẫn chưa nhận được các văn bản liên quan đến sản xuất, kinh doanh nuôi trồng thủy sản của các đơn vị theo yêu cầu. Lãnh đạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh mở cuộc họp với các đơn vị trên để cùng tìm biện pháp tháo gỡ, giải quyết tình trạng trên.

Chu Quốc Hùng/TTXVN
Đăng ngày 17/05/2013
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 18:58 17/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 18:58 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 18:58 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 18:58 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 18:58 17/12/2024
Some text some message..