Dinh dưỡng từ trùn chỉ

Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, trùn chỉ dần trở thành đối tượng được nhiều người nuôi sử dụng làm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá, giúp vật nuôi phát triển nhanh, khỏe mạnh. Trùn chỉ cũng nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản do nhu cầu sử dụng cao.

Trùn chỉ
Trùn chỉ, nguồn dinh dưỡng tốt cho tôm, cá,…đặc biệt là giai đoạn đầu của vòng đời. Ảnh: tepbac.com

Đặc điểm

Trùn chỉ có tên khoa học (Limnodrilus Hoffmeisteri) là một trong những loài giun ít tơ, là loại giun nhỏ có màu đỏ hồng, chiều dài từ 25 – 40 mm, đường kính khoảng 0.1 - 0.2mm. Loài này có đầu hình nón đơn giản, không có đốm mắt và thân hình trụ cấu tạo 55 - 95 đốt, trên mỗi đốt này có một bó lông cứng đóng vai trò như chân của trùn chỉ.

Trùn chỉTrùn chỉ dần trở thành đối tượng được nhiều người nuôi sử dụng làm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá

Trùn chỉ có khả năng tái sinh mạnh mẽ, mỗi đoạn cơ thể dứt ra có thể hình thành nên một cá thể giun mới. Bên cạnh đó, giống với các loại giun khác thì trùn chỉ là loại lưỡng tính, tức là một cá thể vừa mang và đồng thời thực hiện chức năng của cả giống đực và cái.

Chúng thường sống tập trung ở trong bùn (trầm tích hữu cơ) tại các vùng nước chảy không quá nhanh và ô nhiễm như cống, rãnh, mương, ao, hồ,... Sở dĩ trùn chỉ thích ở những nơi ô nhiễm này vì ở đây có nhiều trầm tích hữu cơ làm thức ăn cho chúng.

Đồng thời ở những vùng nước này, trùn chỉ cũng ít gặp phải các loài cá thiên địch hơn vì cá thường khó sinh sống trong môi trường này. Theo những người bắt trùn chỉ lâu năm, những nơi có nước vẩn đục, bùn mịn gần các khu chăn nuôi, nước thải sinh hoạt thì ở đó chắc chắn sẽ có trùn chỉ.

Vai trò quan trọng

Trùn chỉ có giá trị dinh dưỡng cao (5575 cal/g trọng lượng khô), kích thước cơ thể nhỏ vừa với cỡ miệng cá bột của nhiều loài cá, ấu trùng cua, giáp xác và dễ tiêu hóa do thành cơ thể trùn chỉ mỏng nên mức độ tiêu hóa trùn chỉ nhanh hơn so với thức ăn công nghiệp. Nhiều trại sản xuất giống cá nước ngọt sử dụng trùn chỉ làm thức ăn cho con giống giai đoạn cá bột lên cá hương thậm chí cả giai đoạn cá hương lên cá giống nhằm tăng tỷ lệ sống cũng như chất lượng của cá giống.

Hàm lượng protein và chất béo trong trùn chỉ chiếm 90% trọng lượng khô. Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng trong trùn chỉ gồm: protein (57%), chất béo (13,3%), chất  xơ  thô (2,04%), hàm  lượng tro (3,6%), nước (87,7%) và sắc tố carotenoid. Trùn chỉ có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của cá nhanh hơn so với thức ăn tự nhiên khác như Daphnia sp, hoặc Moina sp. Sử dụng trùn chỉ còn cải thiện màu sắc cho các loại cá cảnh nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao và sắc tố carotenoid.

Trùn chỉDo cơ thể có kích thước nhỏ, mỏng nên vừa với cỡ miệng của nhiều loài ấu trùng cua, giáp xác,..và giúp dễ tiêu hóa

Đối với tôm, trùn chỉ được sử dụng như một nguồn thức ăn đặc biệt giúp tôm ăn mau lớn, trùn chỉ có giá trị dinh dưỡng cao và các khoáng chất giúp cung cấp năng lượng cho tôm phát triển tốt. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều acid béo thiết yếu như axid linoleic, acid arachidonic, có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và mắt của tôm.

Bên cạnh đó, trùn chỉ hỗ trợ tạo điều kiện nuôi dưỡng tôm tốt hơn vì dễ tiêu hóa đối với tôm, đặc biệt trong giai đoạn đầu quan trọng của vòng đời, giúp ngăn ngừa các bệnh về gan ruột, tôm chết sớm. Do chứa các enzyme kháng khuẩn tự nhiên, nhờ đó giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn trong đường ruột của tôm, giúp tôm khỏe mạnh và giảm thiểu tỷ lệ tử vong.  

Trùn chỉ cũng đóng vai trò quan trọng trong thủy vực như chuyển hoá hợp chất hữu cơ dư thừa. Thức ăn của trùn chỉ chủ yếu là mùn bã hữu cơ, xác bã động vật thối rửa, thực vật và các vi sinh vật do đó trùn chỉ thúc đẩy cải tạo nền đáy ao, góp phần tiêu diệt mầm bệnh gây hại cho đối tượng nuôi sống tầng đáy.

Người nuôi có thể chủ động nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá,…bằng cách thực hiện kỹ thuật nuôi sinh khối trùn chỉ. Cần thiết kế hệ thống máng nuôi (150 x 15 cm) kết hợp che lưới màu sẫm nhằm giảm bớt ánh sáng và tránh sự xuất hiện của ấu trùng muỗi lắc. Có thể sử dụng phân bò kết hợp cát mịn làm nền đáy nuôi, rất tốt cho sự tạo sinh khối trùn chỉ. Mật độ nuôi có thể lên đến 2.120.000 con/m2.

Đăng ngày 08/02/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:07 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 15:07 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 15:07 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 15:07 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 15:07 26/11/2024
Some text some message..