Định hướng phát triển các mô hình nuôi thủy sản hiệu quả

Với bờ biển dài 105 km, có nhiều đầm, vịnh, vùng cửa sông, bãi triều thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS), dải đất ven biển tỉnh ta nổi tiếng nhờ nghề sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm và các hải đặc sản khác.

Định hướng phát triển các mô hình nuôi thủy sản hiệu quả
Người dân xã Thanh Hải (Ninh Hải) phát triển kinh tế với mô hình nuôi cá bóp. Ảnh: T.Quang

Trong những năm qua, lĩnh vực NTTS cơ bản phát triển theo đúng định hướng đề ra, đặc biệt mô hình nuôi các loài hải đặc sản đều duy trì ổn định, một số đối tượng nuôi đạt sản lượng cao đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân địa phương.

Theo báo cáo về hiện trạng nuôi đối tượng thủy sản thương phẩm trên địa bàn tỉnh của Chi cục Thủy sản tỉnh, có thể thấy sự phát triển đa dạng đối tượng và hình thức nuôi. Trước hết về nuôi thủy sản trong lồng bè trên biển, có các đối tượng như: tôm hùm, cá bóp, cá chim vây vàng, cá mú Trân Châu… Năm 2015 toàn tỉnh chỉ có 310 lồng nuôi tôm hùm, đến năm 2018 có trên 1.700 lồng nuôi, dự kiến số lượng lồng bè sẽ tiếp tục tăng. Đối với một số loài cá biển nói trên, dù mới bắt đầu nuôi tại địa phương từ năm 2014 nhưng đã thích nghi và sinh trưởng tốt, năng suất thu hoạch cao nên số lượng lồng nuôi cá biển (đa số là cá bóp, cá chim) tăng mạnh từ 220 lồng lên trên 700 lồng hiện nay. Về nuôi tôm thương phẩm, tôm sú được nuôi chủ yếu tại khu vực Đầm Nại (Ninh Hải), do dễ xảy ra rủi ro nên diện tích nuôi tôm sú trong các năm gần đây chỉ dao động 40-65 ha/năm, chiếm 10-20% diện tích Đầm Nại. Tôm thẻ chân trắng được nuôi chủ yếu ở những vùng đất cát ven biển như xã An Hải (Ninh Phước), xã Phước Dinh (Thuận Nam). Ngoài ra còn một số diện tích nuôi thuộc các xã quanh Đầm Nại và xã Cà Ná (Thuận Nam).

Nuôi cá, nuôi cá biển, nuôi trồng thủy sản, chính sách thủy sản, nuôi cá Ninh Thuận

Nuôi hàu Thái Bình Dương bằng giàn bè ở vùng Đầm Nại (Ninh Hải). Ảnh: B.T

Trong lĩnh vực nuôi thủy sản thương phẩm, còn có ốc hương thương phẩm được nuôi tại khu vực ven biển với diện tích thả nuôi trong năm 2018 khoảng 66 ha (6 tháng đầu năm nay là 43 ha) theo 2 hình thức: Nuôi trong ao đất tại Tân An, Khánh Hội (xã Tri Hải) và thị trấn Khánh Hải thuộc huyện Ninh Hải và nuôi trong ao cát trải bạt ở thôn Từ Thiện, Bắc Sơn Hải (xã Phước Dinh, Thuận Nam). Hàu thương phẩm được nuôi tập trung tại các thôn Hòn Thiên, Gò Đền (xã Tân Hải) và Phương Hải (Ninh Hải) với 2 hình thức nuôi chủ yếu: nuôi cắm cọc (hiện có khoảng 30 ha) và nuôi lồng bè (hiện có khoảng 68 giàn bè). Trong 2 năm lại đây có thêm hình thức nuôi hàu Thái Bình Dương bằng giàn bè. Bên cạnh các đối tượng nuôi chính, một số loài thủy sản khác cũng được nuôi rải rác ở một số địa phương quanh Đầm Nại như cua, ghẹ, cá mú, cá hồng,… với diện tích khoảng 20 ha theo hình thức nuôi chủ yếu là đánh tỉa, thả bù. Theo đồng chí Dư Ngọc Tuân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, điểm thuận lợi là đến nay phần lớn các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, hàu Thái Bình Dương, ốc hương và một số loài cá biển được nuôi thương phẩm phổ biến đều đã có thể chủ động hoàn toàn quy trình sản xuất giống nhân tạo ở tỉnh ta.

Có dịp về các vùng NTTS tìm hiểu, chúng tôi được biết trong từng đối tượng thủy sản nuôi đều có một số chủ ao, đìa hoặc cơ sở, doanh nghiệp điển hình về sự thành công. Chẳng hạn vùng Đầm Nại, trong nghề nuôi cá mú có anh Trần Quang Vinh ở thôn Gò Đền, hàu Thái Bình Dương có anh Nguyễn Thanh Sơn (thôn Phương Cựu, xã Phương Hải); vùng biển Thuận Nam, trong nghề nuôi ốc hương có Công ty TNHH MTV Châu Cầu ở Sơn Hải (xã Phước Dinh) và nuôi cá bóp có anh Mai Thành Lễ ở xã Cà Ná. Do hiệu quả của các mô hình, phương thức nuôi thủy sản mới, căn cứ quy hoạch NTTS tỉnh đến năm 2020, Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 26-10-2016 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế biển giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề ra nhiệm vụ phát triển thủy sản theo hướng đầu tư thâm canh, tăng năng suất, tập trung phát triển 2 đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú và tôm thẻ chân trắng; đối với các đối tượng nuôi lồng bè, tập trung phát triển nuôi tôm hùm, cá mú, cá bóp, ốc hương,…

Theo đồng chí Nguyễn Khắc Lâm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, theo định hướng trên, cùng với mở rộng nuôi trồng trên biển, tỉnh ta sẽ từng bước tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi, cấu trúc lại hệ thống ao, đìa thành các khu vực chuyên ứng dụng công nghệ cao và các khu vực nuôi sinh thái bền vững. Cụ thể là tập trung phát triển đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) theo hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh; chuyển đổi các vùng nuôi quảng canh truyền thống sang áp dụng các mô hình nuôi sinh thái, nuôi ghép đa đối tượng như: Tôm sú - cá rô phi, tôm sú - cua, ghẹ; kết hợp trồng rừng ngập mặn nhằm tạo sinh cảnh và cải thiện môi trường vùng nuôi. Đối với NTTS lồng bè trên biển, tập trung các đối tượng đã khẳng định hiệu quả kinh tế, có thị trường tiêu thụ dễ dàng như: Tôm hùm, cá mú, cá bóp, ốc hương,… nhằm giảm sức tải môi trường, phát triển đa dạng đối tượng nuôi và hình thức nuôi.

Báo Ninh Thuận
Đăng ngày 17/07/2019
Bạch Thương
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Một số cách sửa chữa và vệ sinh cho ao lót bạt hiệu quả

Việc sửa chữa và vệ sinh cho bạt lót ao hồ tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đáy hồ khỏi những tác động có hại từ môi trường xung quanh, duy trì chất lượng nước và chất lượng bạt trong ao tôm. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, thì bà con cần phải có sự hiểu biết về các loại bạt cũng như các kỹ thuật sửa chữa, vệ sinh cho bạt.

Ao lót bạt
• 09:43 10/05/2024

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Tôm thẻ
• 09:57 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 22:37 12/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 22:37 12/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 22:37 12/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 22:37 12/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 22:37 12/05/2024