Độ đạm trong thức ăn tôm có phải quan trọng nhất?

Người nuôi luôn tìm hiểu và lượng chọn các loại thức ăn phù hợp nhất cho tôm trong ao của mình. Xu hướng chọn độ đạm luôn đặt lên hàng đầu, nhưng liệu độ đạm có phải là thành phần chiếm ưu thế cao nhất so với các thành phần còn lại hay không?

Đạm
Đạm là thành phần chính trong thức ăn cho tôm

Các thành phần chính có trong thức ăn cho tôm

Đạm (Protein)

Đạm là nguồn năng lượng chính trong thành phần dinh dưỡng của tôm. Ở từng loại tôm, nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác.

Lipid

Lipid tham gia cấu tạo nên màng tế bào cơ thể tôm, giúp hòa tan các vitamin A, D, E, K, hydrocarbon; có khả năng hoạt hóa enzym và là thành phần chính của nhiều steroid hormon. Thường trong thức ăn thủy sản hàm lượng lipid chiếm 10 – 25%.

Chất xơ

Chất xơ đóng vai trò quan trọng, nó là chất nền cho vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ còn chứa một lượng nước nhất định có tác dụng duy trì dịch ruột và tăng quá trình hấp thu dưỡng chất.

Vitamin

Đối với tôm nuôi, vitamin có giá trị dinh dưỡng rõ rệt, nhất là vitamin C giúp giảm sốc và tăng sức đề kháng. Thiếu vitamin C gây nên bệnh chết đen ở tôm. Hầu hết tôm cá đều không có khả năng tổng hợp vitamin C mà hấp thu chủ yếu từ thức ăn.

Khoáng chất

Tôm có nhu cầu khoáng đa lượng (chủ yếu là calci, phosphor) cao hơn một số động vật thủy sản nuôi khác do thường xuyên thực hiện quá trình lột xác. Trong thực tế, tôm có thể hấp thu trực tiếp khoáng qua mang từ môi trường nước, nên nhu cầu khoáng cho tôm phụ thuộc vào khoáng môi trường sống của tôm.

Tầm quan trọng của độ đạm trong thức ăn cho tôm

Mục tiêu sử dụng đạm trong thức ăn phải đáp ứng hiệu quả và thoả mãn tiêu chí phục vụ cho hoạt động duy trì, tăng trưởng tốt nhất cho tôm, thông qua tiêu hoá tối đa, hấp thu tốt nhất và chuyển hoá triệt để.

Thức ăn tômThức ăn tôm được chia ra theo nhiều số với kích cỡ và lượng đạm khác nhau

Sử dụng đạm hợp lý, tôm sẽ tăng trưởng nhanh, khoẻ mạnh, môi trường sạch…và ngược lại. Lượng đạm trong thức ăn, khi tôm hấp thu vào cơ thể ở mức độ tốt nhất liên quan hàm lượng thức ăn, lượng ăn mà tôm ăn hàng ngày.

Ở từng loại tôm, nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác. Đối với tôm thẻ chân trắng, nhu cầu protein chiếm khoảng 30 – 35% và thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng của tôm. Cụ thể, từ khi thả nuôi đến cỡ 3 g/con, sử dụng thức ăn có protein dưới 40%; từ 3 – 8 g, thức ăn có protein khoảng 38%; từ 8 g đến xuất bán sử dụng thức ăn có protein từ 35 – 38%. 

Đối với tôm sú, từ khi thả đến tôm đạt cỡ 5 g, thức ăn cần hàm lượng protein dưới 45%; khoảng 5 – 10 g/con, thức ăn cần hàm lượng protein từ 42 – 45%; từ 10 g đến khi thu hoạch dùng thức ăn chứa 40 – 42% protein.

Theo nhu cầu sinh học dinh dưỡng tôm thẻ chân trắng, được khuyến cáo hàm lượng đạm dùng để nuôi phù hợp nhất trong thức ăn công nghiệp ở mức 38 %.

Chất lượng đạm và khả năng hấp thu của chúng

Cần phân biệt rõ đạm dễ tiêu hóa và đạm khó tiêu hóa. Một số loại thức ăn có độ đạm cao nhưng thực tế lượng đạm dễ hấp thu lại không nhiều. Đạm (protein) là các chuỗi dài khoảng từ vài chục đến vài ngàn acid amin nối với nhau bằng liên kết peptide.

Những protein mạch ngắn sẽ dễ hấp thu hơn các protein mạch dài. Có nhiều phương pháp để cắt các mạch peptide giúp protein về dạng dễ tiêu hóa hơn, ví dụ như thủy phân. Ngoài ra, nguồn gốc của đạm cũng liên quan đến khả năng hấp thu và tiêu hóa của tôm.

Cung cấp đúng độ đạm cho từng giai đoạn nuôi

Ở từng giai đoạn khác nhau, nhu cầu đạm của tôm cũng khác nhau. Tôm nhỏ có nhu cầu đạm cao hơn tôm lớn. Vì vậy, trong các loại thức ăn, nhà sản xuất sẽ phân chia theo kích cỡ kèm với lượng đạm phù hợp. Thức ăn tôm nhỏ sẽ có độ đạm cao hơn thức ăn tôm lớn.

Tôm thẻTôm được đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ phát triển tốt

Tuy nhiên, không phải lúc nào bổ sung thức ăn đạm cao cũng là tốt. Bởi vì khả năng hấp thu đạm của tôm khá hạn chế, nên nếu lạm dụng thức ăn đạm cao sẽ gây ra nhiều hệ lụy bao gồm sức khỏe đường ruột của tôm và môi trường nước ao nuôi.

Người nuôi nên sử dụng các loại thức ăn có độ đạm từ khoãng 36 – 38% rồi bổ sung thêm các loại đạm dễ hấp thu tùy thích. Lựa chọn những dạng như đạm thủy phân hoặc acid amin sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đạt sản lượng cao.

Đăng ngày 25/12/2023
Mây @may
Nguyên liệu

Bắt tàu cá Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài

Thông tin từ Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4, đến 14 giờ, ngày 3/8 đơn vị đã dẫn giải tàu cá CM - 99275-TS về đến cảng Hải đội 421, Hải đoàn 42 Cảnh sát biển tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn để tiến hành xử lý vi phạm theo quy định.

tàu cá bị bắt
• 10:29 04/08/2021

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng sống về chủ quyền biển, đảo

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành nghi lễ đặc biệt quan trọng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân đảo Lý Sơn nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Dưới đây là những hình ảnh đẹp về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được ghi lại vào tháng 4/2021.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
• 12:10 20/05/2021

Những góc nhìn bình dị từ cuộc sống của người dân miền biển

Dẫu cuộc sống miền biển có bộn bề khó khăn nhưng hạnh phúc vẫn luôn được tìm thấy đâu đó trong những bộn bề ấy, hạnh phúc hiện diện từ những điều nhỏ bé, bình dị nhất. Sự bộn bề cơ cực ấy thể hiện rõ trên những chuyến đi dài, những chuyến đi với sự trở về của một khoang tàu đầy ắp cá. Hạnh phúc, vui mừng vì một chuyến đi bội thu không có những cơn giận dữ bất thường nào của biển cả.

Bình minh trên biển.
• 07:11 17/05/2021

Quy định mới về giao khu vực biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

nuôi lồng bè trên biển
• 14:25 18/02/2021

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 07:11 25/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 07:11 25/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 07:11 25/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 07:11 25/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:11 25/04/2025
Some text some message..