Độ mặn ảnh hưởng đến vọp nuôi

Vọp (Geloina coaxans) là loài nhuyễn thể có kích cỡ thương phẩm lớn, ngày càng được ưa chuộng do hàm lượng protein cao và chất lượng thịt thơm ngon. Vọp còn được biết tới với tên gọi nghêu rừng đước, nghêu bùn hay vọp sông.

Vọp
Nghề nuôi vọp đang phát triển với nhiều hình thức nuôi khác nhau. Ảnh: Taucaotoc.vn

Thời gian gần đây, cùng với nhiều nguồn lợi thủy sản khác, sản lượng vọp tự nhiên ngày càng giảm do mất không gian sinh tồn và khai thác quá mức. 

Để đáp ứng nhu cầu cao của thị trường, nghề nuôi vọp đã xuất hiện với nhiều hình thức nuôi khác nhau như: nuôi vọp dưới tán rừng ngập mặn, nuôi ven sông, nuôi trong ao đất, nuôi kết hợp với tôm nước lợ... Đồng thời, vọp cũng có khả năng lọc nước rất tốt khi cho nuôi kết hợp, sử dụng vọp để lọc chất thải trong nuôi tôm. 

Chế biến vọpVọp nướng mỡ hành. Ảnh: Taucaotoc.vn

Do nghề nuôi vọp đang phát triển với nhiều hình thức nuôi khác nhau và phần lớn nguồn con giống được thu gom ngoài tự nhiên chưa đáp ứng nhu cầu con giống cho nghề nuôi. 

Một trong những yếu tố môi trường quan trọng cần được làm rõ trong quá trình ương vọp giống là tác động của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của vọp và tìm ra độ mặn phù hợp để ương ấu trùng, ương giống và nuôi loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ này.

Vọp phân bố ở huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) là vùng có độ mặn thấp dao động từ 0 đến 4,3‰, tuy nhiên thực tế ghi nhận có một số thời điểm và một số địa điểm ở tỉnh Kiên Giang có độ mặn lên đến 10‰ nhưng vẫn tìm thấy vọp phân bố.

Để thuận tiện cho việc phát triển nghề ương nuôi vọp trong thời gian tới thì cần nắm được kỹ thuật ương nuôi vọp giống trong điều kiện nuôi nuôi nhốt. Cụ thể là yếu tố môi trường mà đặc biệt là độ mặn. Do đó, một đánh giá về độ mặn đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của vọp giống được tiến hành. 

Cụ thể, vọp có chiều dài vỏ 20-25 mm, có khối lượng 2,5-3,5 g, được bố trí trong bể nhựa thể tích 100 L, hình chữ nhật có kích thước 40×60 cm. Hệ thống sục khí kết hợp sục khí nước trồi đảo nước được lắp đặt cho mỗi bể để tạo điều kiện thuận lợi cho vọp lọc thức ăn. Chiều cao cột nước duy trì ở 20 cm, mật độ nuôi 20 cá thể vọp. Các chai nhựa chứa nền đáy bùn cao 11 cm, chiều rộng là 6 cm, chiều cao bùn được chứa trong chai nhựa là 10 cm. Mỗi chai nhựa chứa 1 cá thể vọp. Thời gian theo dõi là 105 ngày. Thức ăn cho vọp là tảo tươi, tảo Chlorella kết hợp tảo Chaetoceros calcitrans (cô đặc, mật độ từ 2,5 đến 3 triệu tb/mL) với tỷ lệ cho ăn 1:1. Mật độ tảo cho ăn 30.000 tb/mL (tính trên thể tích nước nuôi), ngày cho ăn 2 lần và thay 50% lượng nước trong bể sau mỗi 10 ngày, được nuôi với các độ mặn 1‰, 5‰, 10‰ và 15‰. Loại bùn dùng để sử dụng là bùn sét, được lấy từ huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang nơi thu vọp giống.

Con vọpSản lượng vọp tự nhiên ngày càng giảm do mất không gian sinh tồn và khai thác quá mức

Sau 105 ngày nuôi, tỷ lệ sống của vọp ở các độ mặn 5, 10 và 15‰ đạt cao nhất (100%), thấp nhất ở độ mặn 1‰ (92,2%). Tăng trưởng của vọp đạt tốt nhất ở độ mặn 5‰ và 10‰, tăng trưởng khối lượng và chiều dài tại 2 độ mặn này tương ứng với SGRW từ 0,34 đến 0,37%/ngày, SGRL từ 0,11 đến 0,14%/ngày, khác biệt có ý nghĩa so với kết quả từ độ mặn 1 và 15‰ (p<0,05). 

Hy vọng kết quả đạt được này cung cấp thêm thông tin về ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của vọp và có giá trị sử dụng cho các hướng tiếp theo về xác định đặc điểm sinh học cũng như trong thực tế nuôi thương phẩm trong tương lai.

Đăng ngày 11/01/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 16:11 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 16:11 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 16:11 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 16:11 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 16:11 24/12/2024
Some text some message..