Độ mặn và thành phần vi khuẩn trong RAS nuôi tôm có ảnh hưởng với nhau như thế nào - Phần 1

Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là loài tôm được nuôi nhiều nhất trên toàn thế giới.

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng thường được nuôi trong các ao ở nhiệt độ nước từ 26–32℃. Ảnh ptbmi

Môi trường sống bản địa của chúng là bờ biển phía đông Thái Bình Dương của Nam Mỹ với nhiệt độ nước trung bình trên 20℃ và độ mặn 34–37ppt. Trong nuôi trồng thủy sản, tôm thẻ chân trắng thường được nuôi trong các ao ở nhiệt độ nước từ 26–32℃, chủ yếu ở Nam Mỹ và Châu Á. Bằng cách phát triển các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn trên cạn (RAS), việc sản xuất tôm thẻ chân trắng cũng trở nên khả thi ở các nước Bắc Âu và Bắc Mỹ trong các trang trại ở đất liền, không phụ thuộc vào nước biển tự nhiên.

Những thách thức chính của việc nuôi tôm trong RAS là duy trì nhiệt độ nước cao và độ mặn thích hợp. Vì tôm thẻ chân trắng có thể chịu được độ mặn thấp hoặc trung bình, hệ thống tuần hoàn cho tôm giai đoạn hậu ấu trùng thường được vận hành ở độ mặn 10–15ppt để giảm chi phí cho muối biển nhân tạo và lượng nước thải nhiễm mặn. Điều này góp phần hơn nữa vào tính bền vững của sản xuất tôm. Tuy nhiên, ngay cả khi tôm chịu được độ mặn thấp, khả năng miễn dịch bẩm sinh của chúng có thể bị triệt tiêu khi độ mặn trong nước giảm, đặc biệt là khi thành phần ion dưới mức tối ưu.

Trong hệ thống RAS nước mặn và nước lợ, rất nhiều loài Vibrio spp. có thể được tìm thấy. Đây là những vi khuẩn phổ biến, chiếm đến 40% tỷ lệ cộng đồng vi khuẩn. Một số Vibrio spp. tạo thành một phần của hệ vi sinh tự nhiên ở cá và động vật có vỏ, nhưng một số khác có thể hoạt động như tác nhân gây bệnh cho tôm hoặc cá có vây. Trong đó, V.alginolyticus, V.campbellii, V.harveyi, V.owensii V.parahaemolyticus là những mầm bệnh tiềm ẩn cho tôm. Một số loài Vibrio cũng được biết là có khả năng gây bệnh cho người, đặc biệt là V.cholerae, V.parahaemolyticus V.vulnificus. 

Nghiên cứu này báo cáo ảnh hưởng của độ mặn (15ppt và 30ppt) trong hệ thống nuôi RAS đến thành phần của Vibrio spp. Ngoài ra, các yếu tố gây bệnh của các loài chính được phát hiện ở mỗi độ mặn được phân tích để đánh giá nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của tôm và an toàn thực phẩm.

vi khuẩn
Thành phần vi khuẩn khác nhau đáng kể tùy thuộc vào độ mặn của nước. Quần thể Vibrio spp. sẽ thay đổi sang các loài gây bệnh khi độ mặn giảm, làm tăng nguy cơ bệnh tôm và các vấn đề an toàn thực phẩm tiềm ẩn. Ảnh foodsafety

Các mẫu nước được phân tích có nguồn gốc từ sáu RAS thả nuôi tôm thẻ chân trắng ở các giai đoạn khác nhau và trong các điều kiện sản xuất khác nhau. Ba RAS được duy trì ở độ mặn 30ppt, và ba RAS được duy trì ở độ mặn 15ppt. RAS 1, 3, 5 và 6 được đặt tại các cơ sở nghiên cứu khác nhau. RAS 1 và RAS 3 gồm 3 bể chứa 100 lít. RAS 5 và RAS 6 gồm 3 bể chứa 70 lít. RAS 2 gồm 2 bể chứa 7000 lít, và RAS 4 gồm 4 bể chứa 88000 lít. Các mẫu nước từ mỗi bể chứa của cả hai RAS đều được phân tích.

Trong những năm gần đây, nuôi tôm thẻ chân trắng đang phát triển (ở quy mô tương đối nhỏ) ở các nước Bắc Âu trong các hệ thống tuần hoàn trên đất liền xa biển. Việc duy trì chất lượng nước bằng hóa chất và vi sinh tối ưu là rất quan trọng đối với sức khỏe của tôm trong RAS, đặc biệt khi chỉ thay một lượng nước thấp trong suốt quá trình nuôi. Các vấn đề về nhiệt độ nước và chất lượng nước, chẳng hạn như nồng độ amoniac và nitrit tăng lên cũng như nồng độ pH dưới mức tối ưu, có thể dẫn đến tôm mẫn cảm hơn với các bệnh do vi khuẩn, chẳng hạn như do V.alginolyticus gây ra.

Đọc tiếp phần 2 tại đây.

Nguồn:  Dr. Julia Bauer Dr. Felix Teitge Lisa Neffe, M.S. Dr. Mikolaj Adamek Dr. Arne Jung Christina Peppler Dr. Dieter Steinhagen Dr. Verena Jung-Schroers. Differing water salinities can shift bacterial composition in RAS shrimp production, Global Seafood Alliance, Health&Welfare Categories, 17 January 2022. 

Đăng ngày 04/03/2022
Thư Mai @thu-mai
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 10:36 24/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 10:02 18/04/2025

Chia sẻ kinh nghiệm phân biệt và xử lý bệnh gan tụy và đường ruột ở tôm

Mặc dù không phải là chuyên gia trong lĩnh vực nuôi tôm, nhưng với sự mạnh dạn và kinh nghiệm tích lũy qua quá trình thực tiễn chẩn đoán và điều trị bệnh cho tôm, tôi xin được chia sẻ một số quan sát và kinh nghiệm cá nhân.

Bệnh tôm
• 09:46 16/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Quản lý tài nguyên nước thông minh phát triển thủy sản

Mới đây, lãnh đạo Bộ NN&MT làm việc với Viện Khoa học Tài nguyên Nước về khoa học công nghệ và lĩnh vực liên quan đến phát triển thủy sản trên sông, hồ chứa đã đề cập vấn đề quản lý tài nguyên nước thông minh. Đây là vấn đề thời sự đang được nỗ lực thực hiện ở một số địa phương.

Lồng bè
• 00:20 01/05/2025

Cá nóc ăn snack sò: Cư dân mạng rén nhẹ vì răng “thỏ” mà cắn vỡ cả vỏ!

Một đoạn video ghi lại cảnh một chú cá nóc cảnh thưởng thức món snack sò đã bất ngờ thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Không chỉ vì sự đáng yêu của chú cá, mà chính là khả năng "nghiền nát" vỏ sò cứng cáp bằng đôi răng thỏ tưởng chừng vô hại của mình – điều khiến người xem vừa bất ngờ vừa… có phần "rén".

Cá nóc
• 00:20 01/05/2025

Chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng

Ngày 26/4, tại xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng cho 30 hộ nông dân trên địa bàn xã.

Nông dân
• 00:20 01/05/2025

Cá rô phi Việt Nam bức phá tại thị trường Mỹ

Trong ba tháng đầu năm 2025, cá rô phi Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo thông tin từ các nguồn xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá rô phi sang Mỹ đã đạt gần 14 triệu USD, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 131% so với cùng kỳ năm 2024.

Cá rô phi
• 00:20 01/05/2025

Giá thủy sản đồng loạt tăng mạnh trước Đại lễ 30/4 - 1/5

Đại lễ 30/4 - 1/5 là dịp đặc biệt, không chỉ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn là thời điểm tôn vinh sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu non sông liền một dải. Cùng với không khí lễ hội, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tăng mạnh, đẩy giá các mặt hàng này lên cao trong những ngày gần lễ.

Hải sản
• 00:20 01/05/2025
Some text some message..