Doanh nghiệp thủy sản “chết” vì đầu tư… “ngoài luồng”

“Báo cáo nói (báo cáo của Vụ tín dụng, Ngân hàng Nhà nước - PV) cho vay lĩnh vực thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2012 tăng trưởng trên 11% so với cả năm 2011. Thế nhưng, tại sao tín dụng tăng trưởng lớn như vậy mà ngành thủy sản vẫn than khan hiếm vốn cho nuôi trồng và xuất khẩu?”.

Vốn cho thủy sản sẽ tiếp tục khó khăn. Trong ảnh là nông dân Tiền Giang đang kiểm tra cá lăng nha đuôi đỏ - Ảnh: Trung Chánh
Vốn cho thủy sản sẽ tiếp tục khó khăn. Trong ảnh là nông dân Tiền Giang đang kiểm tra cá lăng nha đuôi đỏ - Ảnh: Trung Chánh

Đó là câu hỏi được ông Huỳnh Minh Đoàn, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ nêu ra tại cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ xung quanh vấn đề “tín dụng cho lĩnh vực thủy sản” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 14-11.

Tin dụng cho thủy sản đi đâu?

Ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ tín dụng, Ngân hàng Nhà nước báo cáo tại cuộc họp nêu rõ: “Về cho vay nuôi cá tra và thủy sản tại ĐBSCL, tính đến ngày 30- 9, dư nợ đối với lĩnh vực này đạt 33.762 tỉ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 11,22% so với năm 2011. Nếu tính đến hiện nay, doanh số cho vay của các tổ chức tín dụng đã đạt trên 59.933 tỉ đồng”.

“Dự nợ tín dụng tiếp tục tăng trưởng mạnh đối với lĩnh vực thủy sản trong những tháng đầu năm nay, đặc biệt là doanh số cho vay của các tổ chức tín dụng rất lớn, điều này chứng tỏ dòng vốn đã dần được đưa vào sản xuất thực tế”, ông Châu cho biết.

Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra tăng trưởng tín dụng cho ngành thủy sản tăng cao nhưng tại sao vẫn than thiếu vốn, vậy nguồn vốn đó thực tế đã đi đâu?
Ông Huỳnh Minh Đoàn cho biết, việc đầu tư “ngoài luồng” của các doanh nghiệp thủy sản là nguyên nhân chính dẫn đến khan hiếm vốn, dù mục đích đi vay cho lĩnh vực này có tăng.

“Tôi thấy có một số doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thủy sản, khi họ đi vay là vay cho mục đích này (sản xuất, xuất khẩu - PV) nhưng mà làm lại cho mục đích khác, chẳng hạn, đầu tư bất động sản, chứng khoán…”, ông Đoàn cho biết.

“Đối với con cá tra, thực tế nó đã dư thừa, ế ẩm kể từ năm 2008 lận nhưng năm nào cũng nghe doanh nghiệp nói thiếu nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu, muốn đầu tư mở rộng vùng nuôi… Thế nhưng, thật ra họ viện lý do đó để vay tiền làm chuyện khác thôi”, ông Đoàn cho biết thêm.

Đứng trước thực trạng trên, nhiều đại biểu tham dự cuộc họp yêu cầu phải có một biện pháp căn cơ hơn để cứu ngành thủy sản vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Đại diện lãnh đạo tỉnh An Giang đặt vấn đề: ““Bây giờ Chính phủ nói hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhưng có ai dám bảo đảm hỗ trợ vốn rồi doanh nghiệp sẽ được vực dậy không?”.

“Tôi đề nghị cần phải nhìn thẳng và nói thật vào vấn đề, cần phải giám định lại từng doanh nghiệp, cần thiết khoanh nợ cũ và cho họ tiếp tục vay. Tuy nhiên, họ phải sản xuất đúng ngành nghề, có sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng, chứ không để cho địa phương giám sát nữa vì thực tế trước giờ địa phương không thể nào giám sát được doanh nghiệp”, ông Đoàn cho biết.

Năm tới thủy sản vẫn khó

Các đại biểu tham dự cuộc họptháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp thủy sản - Ảnh: Ttrung Chánh

Các đại biểu tham dự cuộc họp tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp thủy sản - Ảnh: Ttrung Chánh

Dù đã có nhiều giải pháp được đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản nhưng dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết xuất khẩu thủy sản năm 2013 vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, báo cáo của Vasep tại cuộc họp cho thấy, năm 2013 Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu thủy sản phục vụ cho sản xuất tăng 30% so với năm 2012 với kim ngạch đạt trung bình 65 -70 triệu đô la Mỹ/tháng.

“Xuất khẩu sang EU - một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam, dự báo kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng âm và giảm khoảng 12- 15% so với năm 2012. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung sẽ giảm 1,5 – 2% so với năm 2012 do gặp khó khăn trong vấn đề chất Ethoxyquin”, báo cáo nêu rõ.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu tham dự cuộc họp, cho biết vấn đề khó khăn lớn nhất đối với ngành thủy sản trong năm tới vẫn chính là vốn sản xuất.

Trong khi ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Vasep than phiền không tiếp cận được vốn vay lãi suất thấp từ phía ngân hàng, thì ông Nguyễn Tiến Đông, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản sẽ không thiếu.

“Nếu doanh nghiệp tốt, có phương án kinh doanh khả quan, chúng tôi sẽ sẵn sàng xét duyệt cho vay hết. Hiện không chỉ doanh nghiệp cần vốn mà chính ngân hàng chúng tôi cũng rất cần người đến vay nhưng quan trọng phải đáp ứng được điều kiện”, ông Lê Đức Thọ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam cho biết.

Theo đánh giá của nhiều đại biểu tại cuộc họp, bức tranh của ngành thủy sản Việt Nam trong năm 2013 sẽ rất ảm đảm nếu không có một giải pháp hữu hiệu trong vấn đề “khơi thông” vốn phục vụ cho thủy sản.

thesaigontimes.vn
Đăng ngày 15/11/2012
trung chánh
Kinh tế

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 10:06 28/09/2023

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 23:16 30/09/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 23:16 30/09/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 23:16 30/09/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 23:16 30/09/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 23:16 30/09/2023