Doanh nghiệp thủy sản không được hỗ trợ sau sự cố Formosa

Dù thiệt hại nặng nề sau sự cố thảm họa môi trường tại bốn tỉnh miền Trung do Formosa gây ra nhưng cho tới nay, các doanh nghiệp thủy sản vẫn chưa nằm trong nhóm đối tượng được hỗ trợ đền bù thiệt hại.

chế biến cá
Các doanh nghiệp chế biến hải sản miền Trung đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: TL

Tại buổi họp báo thông tin về tình hình ngành nông nghiệp diễn ra hôm nay, 1-9, ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho hay theo chỉ đạo của Chính phủ, các doanh nghiệp thủy sản chưa nằm trong danh sách hỗ trợ.

Cụ thể, ngày 29-8, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình có tổ chức họp với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ. Sau đó, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng về vấn đề bổ sung một số đối tượng thuộc nhóm được hỗ trợ, đền bù sau sự cố môi trường do Formosa gây ra. Ngoài ngư dân, trong nội dung thông báo có đồng ý bổ sung các đối tượng gián tiếp bị thiệt hại gồm chủ tàu, người lao động trên các tàu có công suất trên 90 CV; chủ cơ sở và người lao động làm thuê tại các cơ sở thu mua tạm trữ hải sản có kho đông lạnh; các cơ sở chế biến nước mắm, làm mắm tôm; và các cơ sở nuôi trồng thủy sản trong thời gian tạm dừng không nuôi trồng được.

Sau khi có thông báo, sắp tới Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục có hướng dẫn về kê khai thiệt hại đối với các đối tượng này.

Như vậy, cho tới nay, doanh nghiệp chế biến thủy sản vẫn không nằm trong nhóm đối tượng được đền bù thiệt hại sau sự cố môi trường nói trên.

Cũng theo Bộ NN&PTNT tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, hiện nay lượng hải sản tồn kho tại các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị vào khoảng 3.900 tấn. Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ liên quan như Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và các địa phương tổ chức lấy mẫu xét nghiệm. Những mặt hàng thủy sản, hải sản an toàn sẽ tổ chức tiêu thụ bình thường, những lô hàng bị nhiễm độc tố sẽ tiêu hủy và chủ hàng được hưởng hỗ trợ 70% giá trị lô hàng bị tiêu hủy.

Trước đó, ngày 23-8, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có công văn số 135/2016/CV-VASEP gửi Chính phủ, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công Thương yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy sản và ngư dân bốn tỉnh miền Trung.

Công văn này nêu rõ, từ tháng 4-2016, sự cố ô nhiễm môi trường khiến hải sản chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng rất lớn và gây thiệt hại nặng nề đến mọi mặt kinh tế. Tính riêng với ngành thủy sản, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản của ngư dân, doanh nghiệp nói riêng và thị trường xuất khẩu nói chung.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho hay các cơ quan Nhà nước, bên cạnh việc đánh giá những thiệt hại của ngư dân, thì cần đánh giá cả những thiệt hại mà các doanh nghiệp thủy sản đang phải gánh chịu. Ông Hòe khẳng định: “Doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn”.

Theo ông, nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động chế biến xuất khẩu của doanh nghiệp rất ít. Do không có nguyên liệu nên những hợp đồng doanh nghiệp đã ký không thực hiện được, còn công nhân thì không có việc làm. Trong khi đó, nhà nhập khẩu lại e ngại trong ký kết hợp đồng mới.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 01/09/2016
Đăng ngày 01/09/2016
Trúc Diễm
Doanh nghiệp

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Bật mí những ưu điểm vượt trội khi xem giá thủy sản tại Farmext App

Hiểu được nỗi lo của người nuôi tôm về biến động giá cả hằng ngày, Farmext App cung cấp giải pháp cập nhật thông tin giá cả đa dạng, đầy đủ cho tất cả các loài thủy hải sản trên khắp các tỉnh thành.

Xem giá tại Farmext
• 08:00 10/04/2024

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 21:59 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 21:59 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:59 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 21:59 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:59 16/04/2024