Doanh nghiệp thủy sản thất vọng do không được hỗ trợ tiền điện

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Bộ trưởng Bộ Công Thương, báo cáo và kiến nghị việc doanh nghiệp (DN) thủy sản tại nhiều tỉnh không được hỗ trợ tiền điện đợt 5 theo Nghị quyết 97/NQ-CP ngày 28/8/2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện đợt 5 (gọi tắt là NQ97)

Các doanh nghiệp thủy sản chịu tác động khó khăn vô cùng lớn sau dịch Covid-19

Theo VASEP, NQ97 (được Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn chi tiết tại văn bản số 5411/BCT-ĐTĐL ngày 6/9/2021) là một trong những nội dung quan trọng được các DN thủy sản cảm kích và hoan nghênh.

Theo đó, DN chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phầm từ thủy sản là nhóm đối tượng được Chính phủ hỗ trợ giảm tiền điện (đợt 5), thuộc “khách hàng sử dụng điện là các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội (GCXH) theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 tại thời điểm ngày 25/8/2021”.

Tuy nhiên, trong 3-4 tuần vừa qua, nhiều DN thủy sản tại một số tỉnh (An Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Bình Thuận…) bày tỏ sự thất vọng do không được địa phương hỗ trợ giảm tiền điện đợt 5 theo NQ97 và văn bản 5411/BCT-ĐTĐL kể trên.

Lý do được hầu hết ngành điện tại các tỉnh đưa ra là “tỉnh không thực hiện GCXH toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 tại thời điểm ngày 25/8/2021”. Ví dụ như, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lý do là vì “huyện Côn Đảo” không thực hiện Chỉ thị 16, trong khi toàn bộ các khu vực còn lại của tỉnh đều thực hiện…

VASEP cho rằng, trước tháng 10/2021, các tỉnh trong cả nước áp dụng phòng chống dịch Covid-19 theo tiếp cận “zero Covid” và thực hiện đánh giá mức độ nguy cơ theo Quyết định 2686/QĐ- BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 về việc ban hành “quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19”.

Theo đó, có những tỉnh thực hiện Chỉ thị 16 toàn tỉnh (Bình Dương, TP.HCM, Bến Tre…), những tỉnh khác thì thực hiện Chỉ thị 16 tại một số huyện/xã và Chỉ thị 15 tại một số huyện/xã khác (Tiền Giang, Sóc trăng, Bà Rịa – Vũng Tàu…)…

Tuy nhiên, trong giai đoạn dịch Covid-19 phức tạp nhất (từ cuối tháng 7 – tháng 9/2021), tại các tỉnh tập trung của ngành thủy sản (dù tỉnh áp dụng Chỉ thị 16, Chỉ thị 15 hay cả hai) thì điểm chung thứ nhất là lưu thông trong tỉnh và giữa các tỉnh đều tắc nghẽn hoặc hạn chế.

Điểm chung thứ hai là hầu hết các DN thủy sản (sử dụng nhiều lao động) đều phải thực hiện phương án sản xuất cầm chừng “3 tại chỗ”, nếu không đáp ứng thì phải ngừng sản xuất. Không có sự khác nhau về khó khăn của DN tại các tỉnh kể trên.

Việc lưu thông tắc nghẽn và hai trạng thái cầm chừng “3 tại chỗ” hay “ngừng sản xuất” của nhà máy đã khiến ngành thủy sản chịu tác động khó khăn vô cùng lớn. Đây chính là mấu chốt khiến ngành thủy sản trong giai đoạn tháng 7-9/2021 giảm 60-70% công suất, gần 70% người lao động không được đi làm, nông - ngư dân không thể tiêu thụ được nguyên liệu và phải ngừng đi biển, ngừng thả giống và kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2021 giảm 27%, tháng 9/2021 giảm 24%, tháng 10 (dự kiến) giảm trên 20%. Hệ lụy chắc chắn còn kéo dài tới năm sau và quá trình phục hồi còn khó khăn.

Theo VASEP, tại Điều 1 của NQ97 hay văn bản 5411/BCT-ĐTĐL đã nêu rõ đối tượng được hỗ trợ là các khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, cụ thể là các nhà máy, cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố thực hiện GCXH theo Chỉ thị 16. Trong hai văn bản này, không có chữ “toàn tỉnh” trong phạm vi điều chỉnh, mà tập trung theo tinh thần “đúng đối tượng” bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Việc một số cơ quan/công ty ngành điện hướng dẫn thêm về phạm vi/đối tượng được hưởng hỗ trợ tiền điện (đợt 5) của Chính phủ đã khiến không ít DN thủy sản tại nhiều tỉnh không được hỗ trợ, dù rất nhiều DN vẫn nằm tại các khu vực (huyện/xã) phải GCXH theo Chỉ thị 16 và đều phải thực hiện “3 tại chỗ” hoặc ngừng sản xuất. Điều này là hoàn toàn chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại NQ97 và văn bản 5411/BCT-ĐTĐL.

"Các hỗ trợ và ’tiếp sức’ của Chính phủ cho DN vào lúc này là vô vùng có ý nghĩa, không chỉ về tinh thần mà đặc biệt cho các nỗ lực phục hồi sản xuất của cả ngành hàng. VASEP đề nghị Phó Thủ tướng và Bộ trưởng xem xét chỉ đạo để các DN thủy sản được hưởng hỗ trợ theo chính sách giảm tiền điện tại công văn 5411/BCT-ĐTĐL cho tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất đặt tại các khu vực có thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, không bắt buộc là nằm trong tỉnh thành có giãn cách toàn tỉnh như thông tin bổ sung của các cơ quan/công ty ngành điện" - VASEP kiến nghị.

Kinh tế đô thị
Đăng ngày 03/11/2021
Giang Lam
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 05:06 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 05:06 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 05:06 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:06 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 05:06 27/12/2024
Some text some message..