Độc cấp tính của thuốc trừ sâu Padan 95SP đến tỷ lệ sống của cá chép

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở ĐBSCL.

Cá chép
Cá Chép là đối tượng nuôi ghép phổ biến nhất trong ruộng lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Sưu tầm

Padan 95SP là hoạt chất Cartap hydrochloride thuộc nhóm Carbamate, có cơ chế gây độc cho sinh vật qua ức chế enzyme Cholinesterase (ChE). Khi enzyme bị ức chế sẽ gây tác động lên hô hấp, hoạt động bơi lội, bắt mồi và tập tính của động vật sống trong nước do mất phương hướng, co giật và thậm chí gây tửvong (Peakall, 1992).

Cá Chép (Cyprinus carpio) là đối tượng nuôi ghép phổ biến nhất trong ruộng lúa ở ĐBSCL nên có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc Padan 95SP trong canh tác lúa.

Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu trường Đại Học Cần Thơ đã cho thấy độc tính của Padan lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá chép.

Kết quả cho thấy khi tiếp xúc với thuốc Padan 95SP chứa hoạt chất Cartap sau 9 giờ đầu cá có triệu chứng bơi lội thất thường, đớp khí thường xuyên hơn, có biểu hiện chìm dần xuống đáy bể, có lúc đầu cắm xuống và xoay vòng ở những nồng độ thuốc cao.

Trong 1 giờ đầu sau khi tiến hành thí nghiệm hầu hết các nghiệm thức cá vẫn chưa có dấu hiệu chết trừ nghiệm thức 1,4 ppm đã xuất hiện cá chết với tỷ lệ chết là 3,3%. Đến thời điểm 3 giờ, tỷ lệ chết tăng xuất hiện ở nồng độ 1,2 ppm là 3,3%. Các nồng độ còn lại vẫn chưa xuất hiện cá chết. Sau đó cá chết tăng và đến thời điểm 72 giờ, tỷ lệ cá chết ở nồng độ 1 ppm là 6,7%; nồng độ 1,2 ppm là 40%; nồng độ 1,4 ppm là 50%; nồng độ 1,6 ppm là 80% và nồng độ 1,9 ppm có tỷ lệ cá chết là 93,3% và không thay đổi đến khi kết thúc 96 giờ thí nghiệm.

Tiêu hao oxy của cá có xu hướng tăng theo sự gia tăng nồng độ thuốc. Kết quả tính toán cho thấy ngưỡng oxy của cá chép ở nghiệm thức đối chứng là 0,85 ± 0,26 mg/L. Khi tiếp xúc với Cartap ở nồng độ 1,4 ppm thì ngưỡng oxy giảm còn 0,77 ± 0,17 mg/L. Ở nồng độ 1,6 ppm là 1,06 ± 0,17 mg/L nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p > 0,05).

Theo Nakamura (1994) thì cá Chép là loài hô hấp khí trời, do đó việc xác định ngưỡng oxy của cá trong điều kiện không cho hô hấp khí trời không thấy được ảnh hưởng của thuốc vì cá không hô hấp được khí trời sẽ chết dù oxy trong nước cao.

Cá chépCá chép giòn nuôi trong bè lúc thu hoạch. Ảnh: VnExpress

Theo kết quả nghiên cứu hiện tại, nồng độ thuốc càng cao thì hoạt tính ChE của cá chết và cá sống bị ức chế càng nhiều. Nồng độ càng cao thì tỷ lệ cá Chép chết càng tăng và thời gian cá chết càng ngắn. Theo Tuấn và ctv.(2006), quá trình trao đổi chất của cá có liên qua mật thiết với điều kiện môi trường (DO, nhiệt độ...), khi điều kiện môi trường thay đổi, cá bị tổn thương hoặc bị nhiễm độc đều dẫn đến thay đổi cường độ hô hấp của cá. Khi cá bị nhiễm độc tố thì quá trình trao đổi chất thường tăng lên để đào thải chất độc ra ngoài. Do đó, cường độ hô hấp của cá tăng. Khi cá Chép tiếp xúc ở nồng độ Cartap cao thì dấu hiệu đầu tiên là hoạt động hô hấp của cá bị rối loạn.

Cartap hydrochloride là loại độc trung bình đối với cá Chép cỡ giống, giá trị LC50-96h của Cartap hydrochloride có trong thuốc trừ sâu Padan 95SP đối với cá Chép là 1,343 ppm. Khi ChE bị ức chế khoảng 30% làm cá Chép bị co cơ và khi ChE bị ức chế khoảng 50% làm cá lật bụng. Cá chết ở nồng độ gây chết có ChE bị ức chế thấp và nguyên nhân chết của cá có thể do mang bị tổn thương nên không lấy đủ oxy cho nhu cầu cơ thể. Thuốc có xu hướng làm tăng cường độ hô hấp của cá so với đối chứng.

Kết quả từ nghiên cứu góp phần xác định liều lượng sử dụng thuốc trừ sâu Padan 95SP phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến các loài động vật thủy sản nói chung và cá chép nói riêng, giảm thiểu ảnh hưởng đến tác động kinh tế của người nuôi trồng.

Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ

Đăng ngày 26/09/2023
Minh Minh @minh-minh
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 06:41 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 06:41 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 06:41 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:41 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 06:41 16/11/2024
Some text some message..