Độc lạ! Mũ bảo hiểm làm từ vỏ sò điệp?

Một chiếc mũ bảo vệ đầu làm từ nhựa thân thiện môi trường kết hợp với vỏ sò điệp tái chế đã phát triển bởi Công ty khởi nghiệp Quantum của Nhật Bản.

Mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm làm từ nhựa thân thiện môi trường và vỏ sò điệp tái chế đã ra đời. Ảnh: designboom.com

Công ty khởi nghiệp Quantum của Nhật Bản chú ý đến núi vỏ sò điệp thải bỏ tại bãi rác ở làng Sarufutsu và đề xuất cùng làng và công ty TBWA HAKUHODO thực hiện biện pháp xử lý là tái chế vỏ sò điệp, biến chúng thành những chiếc mũ bảo hiểm nhẹ và chắc chắn mà người lao động có thể sử dụng hàng ngày. Kết quả, HOTAMET - mũ bảo hiểm làm từ nhựa thân thiện với môi trường và vỏ sò điệp tái chế đã ra đời.

Làng Sarufutsu tạo ra khoảng 40.000 tấn vỏ sò hàng năm, thải ra khi chế biến sò điệp cho ngành công nghiệp thực phẩm. Năm 2021, việc xuất khẩu vỏ sò sang các nước khác để tái sử dụng đã kết thúc. Hậu quả là vỏ sò chất đống trong làng, trở thành núi rác khổng lồ.

Vỏ sò điệp trắngSử dụng vỏ sò điệp để làm nón bảo hiểm giúp giảm thiểu lượng lớn rác thải ra môi trường ở Nhật Bản. Ảnh: voocbien.com

HOTAMET được thiết kế theo kiểu mô phỏng sinh học và giúp giảm rác thải biển. Mũ bảo hiểm sử dụng những đường gờ và dốc của vỏ sò để nhắc nhở người đội rằng vật dụng trên đầu làm từ vỏ sò tái chế. Chiếc mũ cũng được làm phồng lên để phù hợp với đầu người. Việc sử dụng vỏ sò làm vật liệu duy nhất không tối ưu, do đó, các chuyên gia đã bổ sung nhựa thân thiện với môi trường để mang lại đặc tính cứng chắc và nhẹ.

Mũ bảo hiểm vỏ sò điệp chỉ nặng khoảng 400 gram. Nhóm chế tạo tin rằng việc ứng dụng cấu trúc gờ nổi đặc biệt của vỏ sò, độ bền của mũ bảo hiểm sẽ tăng khoảng 30% so với hình dạng thông thường. Chiếc mũ có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như phòng chống thiên tai, lái xe đạp và làm việc tại công trường.

Mũ bảo hiểm làm từ vỏ sò điệpDù làm bằng vỏ sò, nhưng chất lượng của nón có thể chịu được những điều kiện khắc nghiệt, không khác gì những loại nón bảo hiểm khác. Ảnh: spoon-tamago.com

Hình dạng vỏ sò của HOTAMET không chỉ trông bắt mắt mà còn hữu dụng, theo Shintaro Kadota, thiết kế trưởng tại Quantum. "Từ phát triển vật liệu đến thiết kế, chúng tôi hướng tới việc tạo ra những sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường. Mũ bảo hiểm nhẹ, chắc chắn và có thiết kế đơn giản. Do đó, bạn có thể sử dụng trong thời gian dài với nhiều tình huống khác nhau", ông nói.

Tạp chi điện tử VietQ
Đăng ngày 05/01/2023
An Hạ
Môi trường

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 02:30 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:30 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 02:30 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 02:30 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 02:30 06/12/2024
Some text some message..