Đối phó hạn mặn: Ngưỡng chịu mặn của thủy sản nuôi nước ngọt

Phần lớn các loài cá chỉ có thể chịu đựng được sự dao động nhỏ về độ mặn và rất nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nào về nồng độ muối trong môi trường sống của chúng. Đa số đối tượng thủy sản nước ngọt nuôi hiện nay thuộc loại hẹp muối.

nuôi cá lồng bè
Cá có thể chết hàng loạt nếu độ mặn cao quá ngưỡng chịu mặn biến động lớn.

Ngưỡng chịu đựng độ mặn từ 0,01- 3‰: hầu hết các loài thủy sản nuôi nước ngọt hiện nay có ngưỡng giới hạn độ mặn ở mức nhỏ hơn 5‰, tùy vào từng loại nhưng biên độ dao động trong ngày không vượt quá 3‰.

Độ mặn cao quá ngưỡng chịu đựng, cá dễ bị nhiễm các bệnh do vi khuẩn sẽ chậm lớn và có thể chết hàng loạt nếu biến động trong ngày vượt ngưỡng. Độ mặn từ 3- 8‰: cá tra, cá bông lau, cá lăng nha, rô phi, sặt rằn, cá chình, tôm càng xanh,…

Để phòng và ứng phó với nhiễm mặn, các cơ sở nuôi cá nước ngọt cần làm bờ ao cao, xem xét kỹ nguồn nước cấp vào ao, nhất là thời điểm triều cường cao. Khi phát hiện độ mặn tăng cao và đột ngột thì cần thay nước ngay, bơm nước ngọt vào ao từ từ bằng máy bơm cỡ nhỏ tránh hiện tượng biên độ mặn dao động cao và đột ngột.

Đối với cá lồng, bè, do không chủ động điều chỉnh nồng độ muối trong môi trường sống của cá nên nhất thiết phải nuôi trong vùng quy hoạch, khi ở lưu vực neo đậu lồng bè có độ mặn từ 3‰ trở lên thì cần di dời vào hệ thống nuôi trong ao đất.

Tăng cường quản lý chất lượng nước bằng cách chủ động lấy nước ngọt dự trữ, sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước. Nếu cần thay nước thì không nên thay quá 30% để tránh cá bị sốc.

Hạn chế lấy nước vào ao khi độ mặn vượt hơn 5‰, không thả giống cũng như chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm vào mùa hạn- mặn.

Thường xuyên bổ sung vitamin C, Premix khoáng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. Đối với cá nuôi ao, áp dụng phương pháp cho ăn gián đoạn bằng cách cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày hoặc cho ăn 3 ngày ngưng 1 ngày.

Cá lồng bè cho ăn luân phiên 4 ngày đạm cao 35%, 3 ngày đạm thấp 25%. Đa dạng hóa và chú trọng các đối tượng thủy sản nuôi ruộng muối, thích nghi độ mặn từ 3- 8‰ vào giai đoạn khả năng xâm nhập mặn cao.

Báo Vĩnh Long
Đăng ngày 02/02/2021
Bạn nhà nông
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 22:15 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 22:15 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 22:15 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 22:15 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 22:15 11/01/2025
Some text some message..