Đồng Nai tìm nguyên nhân cá bè chết bất thường

Gần 1 tháng trở lại đây, cá nuôi trong các lồng, bè trên sông Cái thuộc khu vực P.Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có hiện tượng lờ đờ, bỏ ăn và nổi đầu lên mặt nước. Hiện tượng cá chết đang có xu hướng tăng nhanh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Cá chết hàng loạt
Hiện mỗi ngày, người nuôi cá bè trên sông Cái đều phải vớt cá chết. Ảnh: B.Nguyên

Các cơ quan chức năng đã vào cuộc tìm nguyên nhân cá chết bất thường này nhằm tránh rủi ro cá chết hàng loạt như từng xảy ra trước đó.

Không đủ oxy trong nước

Trước phản ánh của người nuôi cá bè trên sông Cái về tình trạng cá bè chết bất thường, Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT) đã nhiều lần về khu vực nuôi cá bè khảo sát, kiểm tra.

Kết quả quan trắc môi trường khu vực nuôi cá bè trên sông Cái thuộc khu vực P.Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa) của Chi cục Thủy sản trong tháng 7 cho thấy nhiều thông số về môi trường nuôi vẫn trong giới hạn cho phép. Cụ thể, các thông số quan trắc NO2, N-NH4+, PO43-, COD, TSS, H2S vẫn ở trong ngưỡng giới hạn cho phép. Riêng thông số oxy hòa tan (DO) luôn thấp với mức dao động từ 2,8-3,0 mg/l (có lúc xuống 2,6 mg/l), chưa đạt yêu cầu dành cho mục đích đặt lồng bè nuôi trồng thủy sản.

Gần nhất là kết quả kiểm tra môi trường nước của Chi cục Thủy sản vào buổi sáng ngày 29-7, hàm lượng oxy hòa tan trong nước mặt tại khu vực bè nuôi cá trên sông Cái còn thấp hơn rất nhiều so với kết quả đo trước đó. Cụ thể, hàm lượng oxy hòa tan trong nước mặt tại các bè nuôi cá chỉ khoảng 1,8 mg/l; hàm lượng oxy hòa tan ở khu vực bờ sông gần khu vực bè nuôi đạt 2,5 mg/l và ở khu vực giữa sông là 3,2 mg/l, đều thấp hơn QCVN cho phép là từ 4mg/l. Đặc biệt hàm lượng oxy tại bè nuôi cá thấp hơn khoảng 2,5 lần so với mức quy chuẩn cho phép. Kết quả đo dòng chảy của nước sông trong bè chỉ từ 0-0,1 (gần như không chuyển động) trong khi ở ngoài khu vực bè nuôi là gần 0,3. Đây cũng là nguyên nhân khiến hàm lượng oxy trong khu vực bè nuôi thấp hơn các khu vực khác trên sông.


Theo ông Trần Văn Quyết, chủ bè cá trên sông Cái, hơn 1 tháng nay, cá nuôi trong bè có hiện tượng lờ đờ, bỏ ăn và nổi đầu lên mặt nước. Nhận thấy đây là hiện tượng cá bị ngộp vì thiếu oxy nên ông Quyết cho hệ thống máy sục cung cấp oxy hoạt động suốt 24/24 giờ. “Trước đây, các bè nuôi thường chỉ bật máy cung cấp oxy hoạt động vào những thời điểm con nước đứng, hàm lượng oxy thấp. Hiện tôi phải cho máy sục oxy hoạt động suốt ngày đêm vì chỉ cần tắt máy là cá nổi lên chết trắng bè”.

Lượng cá chết tăng nhanh mỗi ngày

Điều đáng báo động là tình trạng cá chết tại khu vực nuôi cá bè trên sông Cái đang tăng nhanh mỗi ngày gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Ông Trần Văn Trung, một chủ bè cá khác tại khu vực này vừa vớt cá chết vừa xót xa: “Tháng trước, cá chỉ chết lác đác nhưng hiện cứ vài tiếng là tôi phải vớt cá chết một lần, mỗi lần vớt là cả hàng trăm ký. Tình trạng cá chết đang tăng nhanh và hầu như bè nào ở khu vực này cũng bị thiệt hại”.

Nhằm giảm bớt thiệt hại, nhiều người nuôi cá bè có cá trọng lượng lớn đang tranh thủ bán cá. Tuy nhiên hiện do thị trường tiêu thụ chậm, thương lái chỉ thu mua cầm chừng khiến người nuôi cá như “ngồi trên đống lửa”.

Ông Nguyễn Văn Vỵ, người nuôi cá bè lâu năm ở làng bè Hiệp Hòa cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến cá chết có thể do nguồn nước ô nhiễm từ việc xả thải, khiến cá thiếu oxy. Mong các ngành chức năng vào cuộc quyết liệt hơn trong việc kiểm tra các nguồn xả thải để bảo vệ nguồn nước sông.

Trước tình trạng cá chết bất thường, Chi cục Thủy sản đã có văn bản gửi đến UBND TP.Biên Hòa kiến nghị thực hiện nhiều giải pháp như: hướng dẫn người dân neo đậu bè đúng khoảng cách, bảo đảm dòng chảy thông thoáng nhằm tăng khả năng trao đổi nước trong bè, lồng. Khuyến cáo người nuôi tăng cường sục khí, quạt nước, sủi oxy để tăng cường cung cấp oxy cho cá, nhất là vào thời điểm con nước đứng. Chủ động giảm sinh khối, giảm mật độ cá nuôi trong lồng bè so với mùa khô. Tăng cường diệt khuẩn, vệ sinh lồng bè sạch sẽ, thông thoáng. Ngoài ra, người nuôi cũng phải chủ động giữ gìn vệ sinh môi trường ở khu vực nuôi cá bằng cách vớt cá chết, thu gom rác thải sinh hoạt ở khu vực nuôi...

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 04/08/2020
Bình Nguyên
Dịch bệnh

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 19:31 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 19:31 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 19:31 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 19:31 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 19:31 18/11/2024
Some text some message..