Đồng Tháp: Tăng cường kiểm tra, thông tin tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã

Để thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm, UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, thông tin tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã.

rùa ba gờ
Rùa ba gờ thường bị buôn bán để làm thức ăn ở các chợ hoặc bị bán rong ở các tỉnh phía Nam.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra các tụ điểm bẫy, bắt, mua bán, vận chuyển các loài động vật hoang dã, nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh không bẫy, bắt, mua bán, tiêu thụ, sử dụng, nuôi nhốt trái phép các loài động vật hoang dã; đặc biệt là các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm.

Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn kịp thời các hành vi bẫy, bắt, vận chuyển, mua, bán trái phép các loài động vật hoang dã và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; lực lượng Công an địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng dân cư để nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ động vật hoang dã.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; tập trung về công tác bảo vệ các loài động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên.

UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các buổi họp dân xóm (ấp) tại địa phương; thông báo trên Đài truyền thanh để thông tin cho người dân địa phương biết những quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, nhất là các loài động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm, đặc biệt là chim điêng điểng (chim cổ rắn) hiện phân bố nhiều trên địa bàn tỉnh.

UBND yêu cầu các sở, ngành tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã. Theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, tăng cường công tác tuyên truyền cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh không mua, bán, vận chuyển, sử dụng, nhận, cho quà biếu là động vật hoang dã hoặc các sản phẩm của chúng không có nguồn gốc hợp pháp.

Báo Đồng Tháp
Đăng ngày 30/06/2022
T.T
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 01:25 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 01:25 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 01:25 12/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 01:25 12/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 01:25 12/01/2025
Some text some message..