Dừng nhập thức ăn chăn nuôi

Việc nhập khẩu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng sẽ bị dừng theo lộ trình trong năm 2017, tiến tới ngừng nhập từ đầu năm 2018.

Dừng nhập thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi. Hình minh họa Internet

Đó là yêu cầu Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) vừa gửi đến các đơn vị nhập khẩu để tránh nguy cơ mất an toàn thực phẩm, gây “nhờn thuốc”.

Theo đó, Cục Chăn nuôi đề nghị các doanh nghiệp dừng nhập khẩu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng ngoài quy định tại Thông tư 06, năm 2016 của Bộ NN&PTNT (chỉ cho phép 15 kháng sinh) kể từ ngày 1/5/2017.

Đồng thời, các đơn vị này có trách nhiệm giám sát để đảm bảo không còn bất kỳ sản phẩm nhập khẩu nào ngoài quy định Thông tư số 06 do đơn vị nhập khẩu trước đó còn lưu thông trên thị trường sau ngày 30/6/2017.

Theo lộ trình trên, doanh nghiệp sẽ ngừng nhập tất cả các sản phẩm chứ kháng sinh kích thích sinh trưởng kể từ ngày 1/10/2017 và đảm bảo không còn loại sản phẩm trên do đơn vị nhập khẩu trước đó còn lưu thông trên thị trường kể từ 1/1/2018.

Ngoài ra, Cục Chăn nuôi cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp báo cáo tình hình nhập khẩu và tiêu thụ lô hàng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhập khẩu trước đó; kế hoạch tiêu thụ số lượng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh đăng ký nhập khẩu, khi đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh kể từ ngày 10/4/2017.

Theo Cục Chăn nuôi, việc đưa ra các giải pháp trên nhằm thực hiện lộ trình hạn chế, tiến đến không sử dụng kháng sinh kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm kể từ ngày 1/1/2018 theo quy định định tại Thông tư 06.

Lâu nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, gây tồn dư trong thực phẩm, nhất là lo ngại “nhờn thuốc” trong điều trị bệnh, rất đáng lo ngại.

Đến nay, việc sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trưởng nhiều nước trên thế giới đã cấm, như châu Âu cấm từ năm 2006 (vẫn dùng kháng sinh phòng và trị bệnh, theo đơn do bác sĩ thú y). Tương tự, ở Nhật cũng bỏ từ năm 2009, Hàn Quốc năm 2010, Thái Lan từ tháng 7/2015…

Ngoài ra, có hiện hiện tượng người chăn nuôi dùng kháng sinh không đúng thời gian cách ly trước khi giết mổ, thậm chí còn sử dụng kháng sinh ngoài danh mục, cấm sử dụng vào thức ăn chăn nuôi, khiến việc quản lý còn phức tạp, khó khăn hơn.

Trong khi đó, theo Thanh tra Bộ NN&PTNT, năm 2016, qua thanh tra 15 công ty nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh (chiếm khoảng 70% kháng sinh được nhập) mục đích thương mại và sản xuất thuốc thú y cho thấy, 5 công ty có vi phạm bán sai đối tượng (chủ yếu mục đích thương mại).

Khoảng 16% số nguyên liệu kháng sinh do các công ty nhập khẩu bị bán sai đối tượng, sai mục đích. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các công ty thương mại, tỷ lệ vi phạm là 22%.

Qua thanh tra cho thấy, các công ty được Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cấp phép kinh doanh nguyên liệu kháng sinh, mua kháng sinh của các công ty nhập khẩu, bán trái phép cho các đối tượng sử dụng trực tiếp, đặc biệt là bán cho người nuôi trồng thủy sản.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 17/04/2017
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 18:02 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 18:02 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 18:02 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:02 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 18:02 25/11/2024
Some text some message..