Đường dây “tẩy trắng” cá tầm lậu; Bài 2: Bất thường sau vụ đòi bồi thường

Vấn đề sẽ bình thường nếu sau khi 4 tấn cá tầm lậu bị bắt ở Lạng Sơn được tiêu hủy đúng quy trình. Tuy nhiên sự việc bất ngờ rẽ hướng khi chủ lô hàng tố ngược lại cơ quan chức năng và yêu cầu bồi thường.

Xe chở cá tầm
Lô hàng cá tầm lậu hơn 200kg bị bắt giữ ngày 8.5.2013 tại địa bàn xã Nguyễn Huệ (Hòa An, Cao Bằng).

Lạ lùng chuyện tố ngược

Ngày 27.6.2013, Đội quản lý thị trường (QLTT) số 11 (Tràng Định, Lạng Sơn) đã bắt giữ một xe tải chở 4 tấn cá tầm. Lái xe không xuất trình được giấy tờ kiểm dịch, giấy tờ chứng minh được nguồn gốc và đã bỏ trốn ngay sau đó. Đến ngày 1.7, Đội QLTT huyện Tràng Định đã tiến hành tiêu hủy lô hàng trên.

Vài ngày sau, phía chủ hàng đã cử đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đến UBND huyện Tràng Định xuất trình “biên bản xác nhận nguồn gốc cá tầm thương phẩm” và “hợp đồng kinh tế” giữa ông Bùi Thanh Vân – bên nuôi cá và ông Nguyễn Văn Nghiêm – bên mua. Ông Nghiêm đã yêu cầu Chi cục QLTT Lạng Sơn phải bồi thường số cá tầm đã bị tiêu hủy.

Điều khó hiểu là tại sao sau khi 4 tấn cá bị tiêu hủy, ông Nghiêm mới bắt đầu trình giấy tờ chứng minh lô hàng trên là hợp pháp (các giấy tờ đó đều là bản sao). Một chủ doanh nghiệp nuôi cá tầm nổi tiếng đất Bắc khẳng định với phóng viên NTNN: “Chắc phải có ẩn khuất gì phía sau chứ bình thường không có chuyện kẻ buôn tố ngược người thực thi pháp luật”.

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp này cũng tiết lộ thêm: Một trang trại, doanh nghiệp nuôi cá tầm phải có ít nhất chục loại giấy tờ thì mới có thể coi là hợp pháp, gồm có: Giấy phép của trang trại, công ty đó phải có chức năng nuôi trồng thủy sản; giấy phép của Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho phép nhập cá hoặc trứng; phải được Cites đồng ý cấp phép; giấy kiểm dịch Cục Thú y...

Nhận được tin ông Nghiêm đòi bồi thường, Chi cục QLTT Lạng Sơn có vẻ lúng túng vì chưa hiểu rõ những giấy tờ đó đã đủ căn cứ pháp lý để chứng minh lô cá tầm hợp pháp nên đã có cán bộ phải tham khảo ý kiến từ những người nuôi cá tầm trong nước lâu năm. Chính từ đây, bí mật về lô hàng 4 tấn cá tầm bắt đầu được hé lộ.

Con số hoang đường

Từ thời điểm lô hàng cá tầm ước tính 700 triệu đồng bị bắt (ngày 27.6) cho đến lúc Chi cục QLTT Lạng Sơn nhận được các “giấy thông hành” là gần 1 tuần. Vì sao phải mất ngần này thời gian, chủ hàng mới có thể trình đủ các loại giấy tờ? Từ một nguồn tin, phóng viên NTNN đã có được trong tay 2 loại “giấy thông hành”, gồm “biên bản xác nhận nguồn gốc cá tầm thương phẩm” và “hợp đồng kinh tế” giữa ông Bùi Thanh Vân – bên nuôi cá và ông Nguyễn Văn Nghiêm – bên mua.

“Biên bản xác nhận nguồn gốc cá tầm thương phẩm” có nội dung sau: “Hôm nay ngày 15.5.2013, tại hồ Khe Chảo, xã Long Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang), UBND xã Long Sơn cùng hộ gia đình ông Bùi Thanh Vân, trú tại 56, Hồ Công Dự, Lê Lợi, thành phố Bắc Giang, kiểm tra xác định hộ ông Bùi Thanh Vân đang nuôi trồng thủy sản tại hồ Khe Chảo, xã Long Sơn, trong đó có cá tầm thương phẩm, số lượng 80.000.000 con, sản lượng ước tính 2013 + 2014 đạt khoảng 60 tấn”. Có thể thấy ngay, đây là một bản xác nhận với nội dung hết sức sơ sài.

Khi được phóng viên cho xem bản xác nhận này, ông Trần Văn Hào – Chủ tịch Hiệp hội Cá nước lạnh Việt Nam liền cười lớn: “80.000.000 (tám mươi triệu) con cá tầm thương phẩm là con số hoang đường. Sản lượng hồ nuôi của ông Vân ước tính trong 2 năm 2013 - 2014 là 60 tấn cá, tức chỉ tương đương 1,5 vạn con/năm, hai con số này quá vênh nhau. Cả nước đến thời điểm này cũng chỉ có 500.000 con giống cá tầm. Sản lượng cá tầm cả nước trong năm 2013 dự kiến đạt 900 tấn”.

Còn ông Nguyễn Trọng Cử - Giám đốc Công ty TNHH thương mại đầu tư Việt Đức phân tích sâu thêm: “Tôi là người nuôi cá tầm thuộc loại lớn nhất miền Bắc mà cũng chỉ đạt mức 22 vạn con/năm thôi. Bây giờ cứ tính thế này, cá tầm ở nước ta nuôi khoảng 1 năm là có thể thu hoạch với trọng lượng mỗi con xấp xỉ 2kg.

Tại thời điểm xã xác nhận cho ông Vân là ngày 15.5.2013, tức muộn lắm thì đến 15.5.2014, số lượng 80 triệu con đó sẽ được thu hoạch và sản lượng sẽ là 160.000 tấn chứ không phải là 60 tấn (mà là 2 năm gộp lại). Nếu đúng 80 triệu con thì đến năm 2014, con số thu hoạch được sẽ gấp hơn 2.000 lần so với con số mà ông Vân khai báo và được xã xác nhận”.

Chính quyền “bảo kê” hay không biết?

“Biên bản xác nhận nguồn gốc cá tầm thương phẩm” được ký ngày 24.5.2013 giữa 3 bên gồm: Ông Bùi Thanh Vân - hộ nuôi trồng thủy sản; ông Ngọc Tiến Lệ - Chủ tịch UBND xã Long Sơn; ông Nguyễn Văn Chiến – Chủ tịch UBND phường Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội).

Những câu hỏi đặt ra cho các vị lãnh đạo này là: Bằng cách nào các vị có thể thống kê một cách chính xác trong hồ nuôi của nhà ông Bùi Thanh Vân có đúng tròn trĩnh 80 triệu con cá tầm? Và nếu các vị có thể thống kê được 80 triệu con cá tầm tại thời điểm 15.5.2013, vậy tại sao sản lượng thu hoạch ước tính trong 2 năm 2013 - 2014 lại chỉ có 60 tấn (nếu ước tính đúng là phải lớn hơn trên 2.000 lần như thế - PV)?

5 bộ phối hợp ngăn chặn

Ngày 17.7, Bộ NNPTNT có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi mua bán, vận chuyển, xuất nhập khẩu các loài động vật hoang dã trong đó có cá tầm. Bộ NNPTNT cũng đề nghị các Bộ Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công Thương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu biên giới; đấu tranh, phá dỡ các đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm nói chung và cá tầm nói riêng. Bộ cũng đề nghị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam chỉ chuyên chở mẫu vật các loài hoang dã, nhất là cá tầm khi có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc mẫu vật hợp pháp theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Có một chi tiết nữa là trong bản “hợp đồng kinh tế” giữa ông Bùi Thanh Vân và ông Nguyễn Văn Nghiêm (cũng được soạn ngày 15.5 và xác nhận ngày 24.5) có chữ ký và dấu đỏ của ông Ngọc Tiến Lệ - Chủ tịch UBND xã Long Sơn; ông Nguyễn Văn Chiến – Chủ tịch UBND phường Bồ Đề (huyện Long Biên, Hà Nội).

Chi tiết đáng nói là trong điều 1 của hợp đồng này có nội dung: Bên A (ông Vân) đồng ý bán cho bên B (ông Nghiêm) với giá tại thời điểm ký kết là 180.000 đồng/kg. Nhưng khi trao đổi với phóng viên, ông Lê Anh Đức - Tổng Giám đốc Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã nghi vấn:

“Hiện nay giá bán buôn cá tầm tại hầu hết các công ty ở Tây Nguyên đang ở mức 150.000 - 160.000 đồng/kg, mức giá này mới đảm bảo lợi nhuận khoảng 15%. Ông Nghiêm mua giá 180.000 đồng/kg thì liệu số cá đó có thể cạnh tranh với cá trong nước không, chưa nói đến việc cạnh tranh với giá cá Trung Quốc nhập lậu?”.

Để thu thập thêm chứng cứ, sáng 9.7, phóng viên NTNN đã có mặt ở hồ Khe Chảo -?nơi được cho là địa điểm ông Vân nuôi cá tầm. Vào vai một người đi tìm kiếm hợp tác đầu tư, kinh doanh cá tầm, chúng tôi đã may mắn gặp Kang – một doanh nhân nuôi cá tầm người Trung Quốc.

Kang chính là người đã thuê lại hồ Khe Chảo của ông Vân trong vòng 5 năm (bắt đầu từ năm 2011) để đầu tư nuôi cá tầm. Như vậy chính Kang là người nuôi cá tầm ở hồ này chứ không phải ông Bùi Thanh Vân. Trong câu chuyện với chúng tôi, Kang khẳng định, kể từ khi 4 tấn cá tầm của ông Nghiêm bị bắt giữ, tịch thu, ông Vân đã liên tục dặn dò Kang: Nếu có ai đến hỏi thì cứ bảo chú là người nuôi cá tầm ở đây và cháu làm thuê cho chú. Ai hỏi mua thì bảo đợt này nhiều người mua cá lắm nên giờ không còn cá bán nữa...

Như vậy, bước đầu có thể khẳng định đã xuất hiện những khuất tất và mâu thuẫn trong bộ giấy tờ thông hành của 4 tấn cá tầm mà ông Nghiêm đã trình cho cơ quan QLTT TP.Lạng Sơn. Và ở đây đặt ra câu hỏi về những chữ ký xác nhận của một số cán bộ lãnh đạo xã Long Sơn (Bắc Giang) và phường Bồ Đề (Hà Nội).

Dân Việt
Đăng ngày 23/07/2013
Đình Thắng
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:19 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 15:19 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 15:19 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 15:19 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 15:19 29/11/2024
Some text some message..