Ethoxyquin vẫn được sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản

Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm năm 2012 và triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2013 được tổ chức tại Bến Tre vừa qua.

thức ăn nuôi tôm
Ethoxyquin vẫn tiếp tục được sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản nhưng phải thực hiện một số giải pháp quản lý

Theo Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản (thuộc Tổng cục Thủy sản), Ethoxyquin là chất chống oxy hóa tốt, giá thành rẻ, nên trong thời gian qua chất này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thức ăn ở Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới. Chính vì vậy, việc cấm sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản là không cần thiết.

Tuy nhiên, để có cơ sở khuyến cáo các nhà sản xuất và người nuôi trồng thủy sản về việc sử dụng thức ăn có chứa Ethoxyquin, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo sản phẩm của quá trình nuôi đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản đã khảo sát và thử nghiệm thời gian tồn lưu Ethoxyquin trong nuôi tôm thương phẩm theo yêu cầu của Tổng cục Thủy sản.

Kết quả khảo sát cho thấy, đối với ao nuôi sử dụng các loại thức ăn có chứa hàm lượng Ethoxyquin thấp (từ 27,02-79,53 ppb) thì dư lượng Ethoxyquin trong tôm thương phẩm là không có hoặc rất thấp (dưới nồng độ phát hiện của phương pháp và thiết bị), kết quả của các lần phân tích đều không phát hiện. Đối với các loại thức ăn khác có hàm lượng Ethoxyquin cao hơn thì tùy theo hàm lượng Ethoxyquin có trong thức ăn nuôi tôm mà dư lượng Ethoxyquin có trong tôm thương phẩm vẫn còn.

Việc thử nghiệm thời gian tồn lưu Ethoxyquin trên tôm được thực hiện trên 3 thức ăn có 3 mức Ethoxyquin khác nhau là: 93,72 ppm, 128,84ppm, 151,08ppm. Kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy, hệ số tích tụ Ethoxyquin trong quá trình sử dụng là không thay đổi nhiều theo thời gian. Ethoxyquin có thể thải loại hoàn toàn trong tôm thương phẩm trong khoảng thời gian 4-5 ngày tùy theo hàm lượng Ethoxyquin trong thức ăn kiểm nghiệm. Không có sự khác biệt rõ ràng về hệ số tích tụ Ethoxyquin và thời gian tồn lưu Ethoxyquin trong tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

Để đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu tôm, dựa khảo sát và thử nghiệm thời gian tồn lưu Ethoxyquin trong nuôi tôm thương phẩm, Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản đề nghị các cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản nói chung và thức ăn cho tôm nuôi nói riêng (bao gồm các loại thức ăn bổ sung, các loại dầu áo,…) phải công bố hàm lượng Ethoxyquin trên bao bì của sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; không sản xuất thức ăn có hàm lượng Ethoxyquin lớn hơn 150 ppm; bổ sung Ethoxyquin trong quá trình kiểm tra chất lượng đối với thức ăn cũng như nguyên liệu sản xuất thức ăn…

(Ethoxyquin là chất chống oxy hóa tổng hợp thường được sử dụng như một chất bảo quản chống oxy hóa trong thức ăn chăn nuôi, bảo quản sau thu hoạch đối với trái cây như táo, lê,… để ngăn chặn sự mất màu do quá trình oxy hóa của các sắc tố carotenoid tự nhiên. Trong thức ăn thủy sản, có chứa nhiều acid béo không no, Ethoxyquin được sử dụng như chất bảo quản chống oxy hóa. Đối với động vật nuôi, Ethoxyquin có khả năng làm tăng men gan, suy giảm chức năng gan, thận, giảm khả năng sinh sản. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bằng chứng về sự ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hiện nay, tùy theo mục đích sử dụng Ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi hay trong thực phẩm mà mức quy định liều lượng khác nhau.

Tại thị trường EU, đối với thức ăn chăn nuôi thì cho phép sử dụng Ethoxyquin như là chất chống oxy hóa với mức dư lượng tối đa là 150ppm; khi Ethoxyquin được xếp vào nhóm thuốc bảo vệ thực vật thì EU quy định mức dư lượng tối đa trong tất cả các sản phẩm thực vật, động vật trên cạn, lưỡng cư, bò sát là 0,05ppm và 0,1ppm đối với thủy sản. Hoa Kỳ cũng cho phép sử dụng Ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi với mức dư lượng tối đa là 150 ppm.

Tại Nhật Bản, đối với thức ăn cho tôm, nước này cho phép mức dư lượng tối đa là 150 ppm; đối với thủy sản, quy định mức giới hạn tối đa cho phép là 1ppm, các sản phẩm giáp xác như: tôm, cua,… là 0,01ppm)

Công Thương
Đăng ngày 21/12/2012
Thành Công

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Bình Định: Một cá thể rùa biển đẻ hơn 400 trứng tại làng chài Nhơn Hải

Vào 0h10 phút ngày 26.6 cá thể rùa biển Vích dài 0.94 m, ngang 0.86 m, nặng hơn 90 kg đã được bấm thẻ với số hiệu VN 1078 trước đó, quay lại bãi biển trước khu dân cư làng chài Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định ) đẻ ổ trứng thứ 4 với khoảng 100 trứng.

Rùa đẻ trứng
• 16:35 26/06/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 16:35 26/06/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 16:35 26/06/2024

Rối loạn cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 16:35 26/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:35 26/06/2024
Some text some message..