Ông này hy vọng FOS có sự tăng trưởng lớn trong chuỗi bán lẻ và chuỗi khách sạn ở Hồng Kông, Macau, Singapore và Thượng Hải, nơi mà họ có thể thu hút các nhà sản xuất và chế biến thủy sản tham gia vào chuỗi chứng nhận.
Paolo tin rằng FOS sẽ có lợi thế hơn Hội đồng Quản lý biển (MSC) khi nhu cầu tại Châu Á tăng lên vì nó được đánh giá là một chứng nhận làm gia tăng giá trị chứ không phải là việc kiểm định của khách hàng. FOS cũng đang chuẩn bị dấy lên một làn sóng mới trong hoạt động kinh doanh của Trung Quốc. Và tổ chức này hi vọng rằng nhận thức về vấn đề môi trường của các DN Trung Quốc sẽ thay đổi đáng kể trong vài năm tới.
FOS là tổ chức chứng nhận cho cả thủy sản nuôi lẫn khai thác tự nhiên. Hiện FOS đang chứng nhận cho hai công ty của Trung Quốc và đang kiểm định một số công ty khác cũng như chuỗi các khách sạn lớn ở nước này. Tại Đài Loan, một công ty kinh doanh cá ngừ cũng đã nộp đơn để FOS chứng nhận cho 26 tàu khai thác của minh.
Giám đốc của FOS hiện là giám đốc phụ trách khu vực Châu Âu của chương trình An toàn cá heo do Earth Island Institute (EII) kết hợp chặt chẽ với FOS thực hiện. Một công ty cá ngừ muốn được FOS thẩm định để chứng nhận thì phải có chứng nhận an toàn cá heo của EII. Để được FOS cấp giấy chứng nhận, đòi hỏi các sản phẩm thủy sản phải được khai thác hợp pháp và bằng phương pháp không ảnh hưởng tới đáy biển.