Gấp rút khắc phục “thẻ vàng” thủy sản

Theo kế hoạch, tháng 11.2019, đoàn thanh tra Tổng vụ các vấn đề về biển và thủy sản của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam thanh tra, kiểm tra tình hình chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU). Cùng với các địa phương liên quan, Bình Ðịnh đang gấp rút triển khai giải pháp khắc phục “thẻ vàng” thủy sản của EC.

Gấp rút khắc phục “thẻ vàng” thủy sản
Lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát tàu cá xuất nhập cảng tại cảng cá Quy Nhơn.

Bình Định đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chống khai thác IUU theo 4 nhóm khuyến nghị của EC, gồm: Khung pháp lý; hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; thực thi pháp luật và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác. 8 tháng đầu năm nay, các ngành chức năng đã kiểm tra 20.799 lượt tàu cá ra vào bến tại các cảng cá Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan; cấp 191 giấy xác nhận 6.290 tấn thủy sản và 130 giấy chứng nhận cho 1.547 tấn thủy sản thành phẩm các loại.

Còn đó nỗi lo

Toàn tỉnh hiện có 6.232 tàu cá có chiều dài từ 6 m trở lên, trong đó hơn 3.000  tàu có chiều dài từ 15 m trở lên hoạt động khai thác thủy sản (KTTS) tại vùng khơi. Đến nay, 71 tàu cá từ 24 m trở lên được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình Movimar, còn 2.976 tàu cá có chiều dài từ 15 m đến dưới 24 m sẽ triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo lộ trình.

“Thực tế kiểm tra tại Bình Ðịnh và các địa phương cho thấy nguy cơ cao với “thẻ đỏ” IUU, tại buổi làm việc cuối tháng 6.2019, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Ðức Tiến nhấn mạnh: “Các địa phương phải cùng Bộ NN&PTNT cấp bách thực hiện giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng”. Khi EC vào kiểm tra, địa phương nào để tàu cá vi phạm thì chủ tịch UBND tỉnh đó phải chịu trách nhiệm”.

Việc EC cảnh báo “thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến DN xuất khẩu thủy sản. Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình Định, cho biết: “Xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Âu hiện gặp rất nhiều rủi ro. Vì vậy, cần phải có chế tài xử lý nghiêm để ngư dân tuân thủ quy định pháp luật đảm bảo thủy sản Việt Nam khai thác hợp pháp, truy xuất nguồn gốc rõ ràng theo quy định của EC”.

Nỗi lo lớn nhất hiện nay là tình trạng ngư dân KTTS trên biển vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn tiếp diễn. Giám đốc Sở NN&PTNT Phan Trọng Hổ nhận định: “Ngư dân biết rất rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm vì mục đích kinh tế. Toàn tỉnh hiện có 17 tàu cá/119 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài và 52 tàu cá vi phạm bị cảnh báo qua hệ thống Movimar. Nếu chúng ta không khắc phục được “thẻ vàng”, nguy cơ sẽ bị phạt “thẻ đỏ” - đây là nỗi lo lớn nhất hiện nay!”.

Xử lý nghiêm tàu cá và ngư dân vi phạm

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, đoàn công tác EC đến Việt Nam, ông Phan Trọng Hổ khẳng định, nhiệm vụ ưu tiên tập trung hiện nay là xử lý tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài. Sở NN&PTNT phối hợp CA tỉnh củng cố hồ sơ, xử lý những trường hợp tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài theo quy định; trong đó có 4 tàu vi phạm sau ngày 5.7.2019 sẽ áp dụng mức xử phạt rất cao theo Nghị định 42. Sở cũng đã làm việc với các tỉnh phía Nam bàn biện pháp rút số hiệu tàu Bình Định hoạt động tại các địa phương này mà không về tỉnh; đồng thời, phối hợp các đơn vị: Cảng cá, BĐBP, CA các tỉnh quản lý chặt chẽ tàu cá Bình Định hoạt động...

Hoài Nhơn là địa phương có đội tàu cá lớn nhất tỉnh với gần 2.300 tàu, trong đó 2.150 tàu cá đánh bắt xa bờ. Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Chí Công thông tin: “Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho ngư dân, chúng tôi chỉ đạo các xã phải xử lý nghiêm trường hợp chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm vùng biển nước ngoài. Huyện cũng tập trung nâng cấp, sửa chữa, nạo vét luồng lạch cảng cá Tam Quan”.

Sở hữu 13 tàu cá đánh bắt xa bờ, ngư dân Bùi Thanh Ninh (xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn), bộc bạch: “Việc khắc phục “thẻ vàng” thủy sản không chỉ dồn cho cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm và quyền lợi của ngư dân. Hơn ai hết, ngư dân phải chấp hành pháp luật, các quy định IUU”.

Trong khi đó, bên cạnh công tác quản lý tàu cá xuất nhập cảng, xác nhận nguồn gốc thủy sản, ông Đào Xuân Thiện - Giám đốc Ban quản lý cảng cá tỉnh cho hay, công tác đảm bảo vệ sinh tại cảng cá Quy Nhơn, Đề Gi được Ban quản lý cảng cá tỉnh chú trọng thực hiện. Hàng ngày, đều có nhân công thu gom rác thải, xịt rửa mặt bằng tại cầu cảng, khu vực nhà lồng tập kết thủy sản đảm bảo vệ sinh môi trường.

Báo Bình Định
Đăng ngày 20/09/2019
Đoàn Ngọc Thuận
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 10:46 06/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 7/2024 tăng 574 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 7 năm 2024 ước đạt 26.226,7 tấn, tăng 2,2% (tăng 574 tấn) so cùng kỳ. Tính tổng cộng 7 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 172.723,1 tấn, tăng 2,9% (tăng 4.786,4 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 09:48 12/08/2024

Áp dụng chế tài khi ngư dân khai thác thủy sản trái phép từ 1/8/2024

Từ ngày 1/8/2024, một số hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản trước đây chỉ bị xử phạt hành chính sẽ bị xử lý hình sự theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP. Điều này nhằm tăng cường sức răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm và thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC).

Tàu cá Việt Nam
• 10:40 23/07/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 06:06 18/09/2024

Vì sao phải lắp giàn quạt và oxy đáy cho ao nuôi tôm?

Một trong những biện pháp hiệu quả giúp đạt được điều này là lắp đặt giàn quạt nước và hệ thống cung cấp oxy đáy cho ao nuôi tôm. Cả hai hệ thống này không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao giàn quạt nước và oxy đáy lại cần thiết cho ao nuôi tôm.

Quạt nước
• 06:06 18/09/2024

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 06:06 18/09/2024

Cảnh báo mưa lớn: Khu vực Nam Bộ đề phòng ngập úng

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy cảnh báo về mưa lớn trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khả năng xảy ra lũ trên các sông lớn như sông Đồng Nai. Khi mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về các sông có thể tăng nhanh, dẫn đến lũ lụt, đặc biệt tại các khu vực hạ du của các con sông.

Mưa lớn
• 06:06 18/09/2024

Gỡ “thẻ vàng” và vị trí thị trường EU

Theo kế hoạch, trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5 đến nước ta kiểm tra việc thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Vấn đề chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đã tròn 7 năm ngày càng cho thấy vị trí quan trọng của thị trường EU đối với thủy sản xuất khẩu nước ta.

Xuất khẩu thủy sản
• 06:06 18/09/2024
Some text some message..